Vịnh Hạ Long (tiếp theo)
Xe đưa chúng tôi qua đảo Tuần Châu bằng một con đường lộ mới làm , hai bên là nước biển xanh dương nhạt .
Ông trưởng đoàn cất tiếng nói:
- Quí khách biết không ? Con đường này do một doanh nhân , ổng tên là Đào Hồng Tuyền , ổng dám bỏ tiền ra xây dựng , để nối liền đảo Tuần Châu với đất liền . Xưa kia du khách muốn qua đây tham quan phải đi đò .
Đoạn đường khá dài , gần hai cây số , chạy thẳng tắp một mạch . Đường mới xây , xe chạy thật êm không mấp mô gập ghềnh như một số khúc tuyến đường Hà Nội Quảng Ninh .
Một bà khách lúc trước là người Việt gốc Hoa , bây giờ định cư tại bang Georgia , trở thành người Mỹ gốc Việt , nhưng nói tiếng Việt với âm người Tàu :
- Tui nghe "lói " đảo Tuần Châu "lày " xưa nghèo lắm . Họ chủ yếu sinh sống bằng nghề bắt cá bắt tôm , phải "dzậy" không anh Lăm Béo ?
- Dạ , đúng vậy quí khách . Doanh nhân tỉ phú này mua lại đất để đầu tư kinh doanh , quí khách biết rồi đó , ổng biến đảo này thành Đảo Ngọc , mới đây nơi này có tổ chức thi Hoa Hậu Hoàn Vũ đó .
Biển xanh trùng trùng sóng vỗ hai mạn đường , làm tôi cảm tưởng như đang đi trên đoạn đường vượt biển cạn của ông Môi sen khi ổng dẫn dắt đoàn dân Do Thái lũ lượt băng ngang Hồng Hải để về miền đất hứa trong phim The Ten Commandments (Mười Điều Răn) hay Exodus gì đó .
Giá như ông Đào Hồng Tuyền này được tu nghiệp mấy khóa bồi dưỡng bên Hollywood , chắc chắn thể nào du khách không đi qua đoạn đường nối liền đất liền qua đảo Tuần Châu bằng ô tô , mà sẽ đi bộ trong ống nhựa trong suốt , nằm dưới lòng biển . Tôm cá , những sinh vật dưới biển bơi thong dong bơi lội xung quanh . Kể ra ông Đào có tài , theo báo Le Figaro cho biết , ông ta từng là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam , từng là anh hùng bộ đội trong sư đoàn 125 , chuyển vận bí mật hàng bao tấn đạn dược từ Bắc vào Nam trong cuộc chiến Việt Nam . Với hơn hai tỉ Mỹ kim , ông ta trở thành một trong những doanh nhân giàu có nhất Việt Nam . Vẫn theo báo Le Figaro , ông ta có dự án xây một thành phố Hà Nội mới , với nhiều toà chọc trời cao , nhiều sân gôn tân tiến , đường cao tốc chạy quanh , cũng như một nhà chọc trời tại Sài Gòn cao hơn tòa nhà Taipei 101 cao nhất thế giới . Nói cứ như thật .
- Dạ quí khách mấy ngày nay được nghe đài hay các kênh "Về Tây Về Ta " Hà Nội đang có kế hoạch mở rộng , các vùng ven chung quanh như Hà Nam Hà Đông và Hà Tây sẽ trở thành Hà Nội mới . Nhất là các bà Hà Đông rất hồ hỡi phấn khởi , phải không bác Tuấn . Bác sinh sống nơi đó phải không bác ? Bác có cảm nghĩ tư duy nào mới lạ không ?
Bác Tuấn ngồi hàng ghế trước tôi , dáng dong dỏng . Trong mấy ngày qua , chung đoàn đi tham quan Đà Nẵng , Huế tôi nghe giọng nói của bác Tuấn , đoán bác là người Bắc , nhưng không rõ là miền nào .
- Vâng , tôi ở Hà Tây . Dân ở đây rất hồ hỡi trở thành dân " Hà Lội " . Đó là "liềm" mơ ước lâu lắm rồi . Tôi rất vui mừng với quyết định "lày" của nhà nước. Sự việc mở rộng địa giới Thủ đô là điều tất yếu, sẽ giúp những vùng đất xung quanh Thủ đô sẽ phát triển nhanh, bắt nhịp với sự phát triển kinh tế của Thủ đô "lói" riêng và đất nước "lói" chung".
Hà Nội bao năm nay vẫn là một Trường An như họ vẫn tự hào , giờ đây đã có nhiều dân nhập cư tứ xứ về đây , giọng nói chuẩn hỏi ngã rồi đây sẽ còn là chuẩn cho cả nước hay không , điều đó không dám chắc . Cứ như Hà Nội thành " Hà Lội" , hoặc như tôi mà làm phát ngôn viên , người Hải Phòng , khoai lang thành khoai "nang " hết , hoặc như các cô trên kênh Về Ta Về Tây giọng hơi nằng nặng Nghệ An Hà Tĩnh Thanh Hóa thì chẳng biết âm nào là chuẩn cho cả nước .
9/2/2009
Monday, February 9, 2009
Tuesday, February 3, 2009
Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long
Đường từ Hà Nội ra vịnh Hạ Long không xa lắm , khoảng 160 cây số về hướng đông bắc tỉnh Quảng Ninh . Quảng Ninh ghép bởi hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh . Ở khu vực này gần sông gần biển , các địa danh thường gọi Hải Dương , Hải Ninh , Hải Phòng và may quá không nơi nào có tên Hãi Hùng . Xe chạy độ một chặng đường lại qua một cầu nhỏ , tôi đếm cũng ít vài chục cây cầu . Tôi ghi chép đầy đủ tên các cây cầu này , nhưng giờ đây tìm mãi vẫn không thấy cuốn sổ nhật ký đó .
Tôi nhớ lại sau 1975 , thời kỳ bao cấp , dân chúng đi buôn gạo xách túi chừng vài kí gạo thôi , nhưng công an kinh tế tìm bắt , tịch thu . Gạo thời đó là hàng chiến lược , nôm na gọi dễ hiểu là đồ quốc cấm . Bởi thế mấy bà mấy cô miền Nam bị bắt lấy gạo mất vốn , mất cả chài lẫn lưới , ngồi trên xe đò về Tiền Giang Hậu Giang , bực tức xì xào : "Đường cũng bắt , gạo cũng bắt , chỉ có cái cầu không chịu bắc . " Người miền Nam bắc bắt phát âm như nhau . Dạo đó dân chúng vẫn qua lại bằng phà , chưa có cầu Mỹ Thuận như bây giờ .
Qua huyện Đông Triều , Uông Bí nhà cửa san sát nhau , xe cộ không nhiều .Nơi đây tuy có mỏ than Quảng Ninh , nhưng nhà cửa đường xá chỉ bám ít bụi đen . Đến một ngã ba , một tại nạn nhỏ xảy ra . Một chiếc xe tải lật bánh , một bầy lợn năm sáu con , con nằm ngả nghiêng , con nằm ngửa thở dốc kêu eng éc . Góc kia một chiếc xe Honda chở một lồng chó nằm lăn lốc , mấy con chó nằm im thin thít , giương mắt nhìn sự đời . Vài ba chú công an trong sắc phục xanh thẫm cầm ba tong để chỉ đường xe cộ lưu thông .
Xe ngừng lại tại một thi xã , ông trưởng đoàn nhảy xuống xe , bước vội nói với các cô gái ngồi bán bên cạnh các quầy trái cây , trên chất đầy quả dứa nhỏ nhắn vàng tươi . Tuy ở đây dân cư sinh sống bằng nghề than và gốm , nhưng các cô gái bán dứa da mặt trắng hồng . Họ đưa mắt nhìn ông trưởng đoàn , tỏ vẻ quen biết :
- Anh Năm béo ơi ! Mua hộ em vài chục quả . Dứa nhà em to vừa thơm vừa ngọt bùi .
Ông Năm cười tươi , nói đùa lại :
- Không , khách họ muốn mua bưởi thôi .
Lúc ngày đầu ông Năm tự giới thiệu tên , Năm Mập . Nhưng ra tới đây ông lại có biệt danh mới , anh Năm Béo . Nghe chữ mập không thấy mỡ màng như chữ Béo , beo béo âm thanh nghe vi vu lanh lảnh hơn . Nhìn trái dứa nhỏ nhắn ở Biểu Nghi , chỉ to bằng một phần ba hay một phần tư trái khóm ở Vĩnh Kim . Vĩnh Kim cách thành phố Mỹ Tho không xa , đi xe đò chừng nửa tiếng là tới , công ty khóm dứa nổi tiếng ở đây . Công nhân đa số là phụ nữ . Khi gọt khóm phải mang bao găng bằng nhựa plastic , kẻo bị a xít ăn mòn da . Dũng, bạn tôi học ngành Canh Nông ở Mỹ , trước 75 làm ở Sài Gòn , sau thuyên chuyển về đây làm việc . Hắn hay nói giỡn đùa với mấy bà mấy cô công nhân . Một hôm có các ông cán bộ lớn vào tham quan nhà máy khóm Vĩnh Kim . Sau khi đi khảo sát , các ông cán bộ tấm tắc khen ngợi loại khóm Vĩnh Kim , vừa to vừa bự đạt tiêu chuẩn chất lượng . Người bạn tôi hỏi khéo : "Các đồng chí thưởng thức khóm Vĩnh Kim có gì đặc biệt không ? Chỉ thơm ngon thôi à ? Ăn xong quí vị không thấy " dứa ngáy " à ? Các ông cán bộ hớn hở đáp : " Chúng tôi ăn chẳng thấy ngáy ngứa gì hết . " Đám công nhân các bà các cô che miệng cười khúc khích . Có lẽ các ông đó nên đi học bổ túc bồi dưỡng văn hóa Hồ Xuân Hương , nhất là phải coi lại kỹ bài Đá Bèo của Trạng Quỳnh .
Mỗi người được một trái dứa đã gọt sẵn , cắn vào ngửi mùi thơm phức , ngọt không chua , không cần chấm muối ớt . Có lẽ chất chua a xít ascorbic của thơm dứa miền Biểu Nghi bị chất than hút hay trung hoà hết chăng . Hưng Yên có nhãn lồng , Bố Hạ có cam , nay Biểu Nghi có thêm quả dứa vàng ngọt lịm . Khóm và thơm ngoài Bắc đều gọi chung là dứa . Nhưng hai loại thơm khóm hơi khác nhau . Thơm là dứa ta , khóm là dứa tây , trái to nặng cân hơn . Bên Mỹ các chợ bày bán loại dứa Golden Pineapple da vàng tươi , không ngọt bằng dứa Biểu Nghi , giá bán đôi khi tới 4 Mỹ kim một trái . Quả dứa người Âu Châu gọi là Pine Cone vì hình dạng na ná như quả thông , sau này biến thành chữ Pineapple .
Dứa ngọt ngày xưa anh nếm thử
Đêm về ngay ngáy giấc mộng xanh
Tình thơm em gởi anh ngày trước
Ghi đậm trong tim quả khóm vàng
Tới vịnh Hạ Long , tôi không cảm thấy như tới miền biển . Ở Vũng Tàu , Nha Trang , Cam Ranh , đảo Pattaya Thái Lan hay Gaveston , Mỹ . Gió mang theo vị mằn mặn , hơi âm ẩm của miền biển . Buổi chiều trên vịnh Hạ Long thật êm ả . Ánh nắng buổi chiều nhàn nhạt trên bãi biển mênh mông .
Chúng tôi vào check-in ở khách sạn Ha Long Dream xong , gởi hành lý và nhận ra trong phòng khá nóng . Trời tháng bảy ngoài Bắc nóng bức , nhiệt độ trung bình 95 độ F , tức là vào 35 độ C . Chúng tôi phân trần với ông trưởng đoàn và được trả lời : " Máy điện khách sạn mới hư , đang kêu thợ tới sửa . " Nhìn khách sạn "Giấc Mơ Hạ Long " to đẹp hoành tráng bốn sao , không thua gì các hô ten sang trọng bên Thái , chỉ thiếu thợ tu bổ chăng ? . Từ tầng chót khách sạn , tôi phóng mắt nhìn toàn cảnh vịnh Hạ Long . Quần đảo lốm đốm nằm rải rác quanh biển , xa xa chiếc cầu mờ mờ ẩn hiện bên Bãi Cháy . Cạnh khách sạn đang ở , một vài hô ten đang thi công dở , bãi cát màu xám đen đục phù sa làm tôi liên tưởng đến bãi Trước Vũng Tàu . Cát biển như vầy chắc không thu hút hấp dẫn người xuống tắm .
3.2.2009
Đường từ Hà Nội ra vịnh Hạ Long không xa lắm , khoảng 160 cây số về hướng đông bắc tỉnh Quảng Ninh . Quảng Ninh ghép bởi hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh . Ở khu vực này gần sông gần biển , các địa danh thường gọi Hải Dương , Hải Ninh , Hải Phòng và may quá không nơi nào có tên Hãi Hùng . Xe chạy độ một chặng đường lại qua một cầu nhỏ , tôi đếm cũng ít vài chục cây cầu . Tôi ghi chép đầy đủ tên các cây cầu này , nhưng giờ đây tìm mãi vẫn không thấy cuốn sổ nhật ký đó .
Tôi nhớ lại sau 1975 , thời kỳ bao cấp , dân chúng đi buôn gạo xách túi chừng vài kí gạo thôi , nhưng công an kinh tế tìm bắt , tịch thu . Gạo thời đó là hàng chiến lược , nôm na gọi dễ hiểu là đồ quốc cấm . Bởi thế mấy bà mấy cô miền Nam bị bắt lấy gạo mất vốn , mất cả chài lẫn lưới , ngồi trên xe đò về Tiền Giang Hậu Giang , bực tức xì xào : "Đường cũng bắt , gạo cũng bắt , chỉ có cái cầu không chịu bắc . " Người miền Nam bắc bắt phát âm như nhau . Dạo đó dân chúng vẫn qua lại bằng phà , chưa có cầu Mỹ Thuận như bây giờ .
Qua huyện Đông Triều , Uông Bí nhà cửa san sát nhau , xe cộ không nhiều .Nơi đây tuy có mỏ than Quảng Ninh , nhưng nhà cửa đường xá chỉ bám ít bụi đen . Đến một ngã ba , một tại nạn nhỏ xảy ra . Một chiếc xe tải lật bánh , một bầy lợn năm sáu con , con nằm ngả nghiêng , con nằm ngửa thở dốc kêu eng éc . Góc kia một chiếc xe Honda chở một lồng chó nằm lăn lốc , mấy con chó nằm im thin thít , giương mắt nhìn sự đời . Vài ba chú công an trong sắc phục xanh thẫm cầm ba tong để chỉ đường xe cộ lưu thông .
Xe ngừng lại tại một thi xã , ông trưởng đoàn nhảy xuống xe , bước vội nói với các cô gái ngồi bán bên cạnh các quầy trái cây , trên chất đầy quả dứa nhỏ nhắn vàng tươi . Tuy ở đây dân cư sinh sống bằng nghề than và gốm , nhưng các cô gái bán dứa da mặt trắng hồng . Họ đưa mắt nhìn ông trưởng đoàn , tỏ vẻ quen biết :
- Anh Năm béo ơi ! Mua hộ em vài chục quả . Dứa nhà em to vừa thơm vừa ngọt bùi .
Ông Năm cười tươi , nói đùa lại :
- Không , khách họ muốn mua bưởi thôi .
Lúc ngày đầu ông Năm tự giới thiệu tên , Năm Mập . Nhưng ra tới đây ông lại có biệt danh mới , anh Năm Béo . Nghe chữ mập không thấy mỡ màng như chữ Béo , beo béo âm thanh nghe vi vu lanh lảnh hơn . Nhìn trái dứa nhỏ nhắn ở Biểu Nghi , chỉ to bằng một phần ba hay một phần tư trái khóm ở Vĩnh Kim . Vĩnh Kim cách thành phố Mỹ Tho không xa , đi xe đò chừng nửa tiếng là tới , công ty khóm dứa nổi tiếng ở đây . Công nhân đa số là phụ nữ . Khi gọt khóm phải mang bao găng bằng nhựa plastic , kẻo bị a xít ăn mòn da . Dũng, bạn tôi học ngành Canh Nông ở Mỹ , trước 75 làm ở Sài Gòn , sau thuyên chuyển về đây làm việc . Hắn hay nói giỡn đùa với mấy bà mấy cô công nhân . Một hôm có các ông cán bộ lớn vào tham quan nhà máy khóm Vĩnh Kim . Sau khi đi khảo sát , các ông cán bộ tấm tắc khen ngợi loại khóm Vĩnh Kim , vừa to vừa bự đạt tiêu chuẩn chất lượng . Người bạn tôi hỏi khéo : "Các đồng chí thưởng thức khóm Vĩnh Kim có gì đặc biệt không ? Chỉ thơm ngon thôi à ? Ăn xong quí vị không thấy " dứa ngáy " à ? Các ông cán bộ hớn hở đáp : " Chúng tôi ăn chẳng thấy ngáy ngứa gì hết . " Đám công nhân các bà các cô che miệng cười khúc khích . Có lẽ các ông đó nên đi học bổ túc bồi dưỡng văn hóa Hồ Xuân Hương , nhất là phải coi lại kỹ bài Đá Bèo của Trạng Quỳnh .
Mỗi người được một trái dứa đã gọt sẵn , cắn vào ngửi mùi thơm phức , ngọt không chua , không cần chấm muối ớt . Có lẽ chất chua a xít ascorbic của thơm dứa miền Biểu Nghi bị chất than hút hay trung hoà hết chăng . Hưng Yên có nhãn lồng , Bố Hạ có cam , nay Biểu Nghi có thêm quả dứa vàng ngọt lịm . Khóm và thơm ngoài Bắc đều gọi chung là dứa . Nhưng hai loại thơm khóm hơi khác nhau . Thơm là dứa ta , khóm là dứa tây , trái to nặng cân hơn . Bên Mỹ các chợ bày bán loại dứa Golden Pineapple da vàng tươi , không ngọt bằng dứa Biểu Nghi , giá bán đôi khi tới 4 Mỹ kim một trái . Quả dứa người Âu Châu gọi là Pine Cone vì hình dạng na ná như quả thông , sau này biến thành chữ Pineapple .
Dứa ngọt ngày xưa anh nếm thử
Đêm về ngay ngáy giấc mộng xanh
Tình thơm em gởi anh ngày trước
Ghi đậm trong tim quả khóm vàng
Tới vịnh Hạ Long , tôi không cảm thấy như tới miền biển . Ở Vũng Tàu , Nha Trang , Cam Ranh , đảo Pattaya Thái Lan hay Gaveston , Mỹ . Gió mang theo vị mằn mặn , hơi âm ẩm của miền biển . Buổi chiều trên vịnh Hạ Long thật êm ả . Ánh nắng buổi chiều nhàn nhạt trên bãi biển mênh mông .
Chúng tôi vào check-in ở khách sạn Ha Long Dream xong , gởi hành lý và nhận ra trong phòng khá nóng . Trời tháng bảy ngoài Bắc nóng bức , nhiệt độ trung bình 95 độ F , tức là vào 35 độ C . Chúng tôi phân trần với ông trưởng đoàn và được trả lời : " Máy điện khách sạn mới hư , đang kêu thợ tới sửa . " Nhìn khách sạn "Giấc Mơ Hạ Long " to đẹp hoành tráng bốn sao , không thua gì các hô ten sang trọng bên Thái , chỉ thiếu thợ tu bổ chăng ? . Từ tầng chót khách sạn , tôi phóng mắt nhìn toàn cảnh vịnh Hạ Long . Quần đảo lốm đốm nằm rải rác quanh biển , xa xa chiếc cầu mờ mờ ẩn hiện bên Bãi Cháy . Cạnh khách sạn đang ở , một vài hô ten đang thi công dở , bãi cát màu xám đen đục phù sa làm tôi liên tưởng đến bãi Trước Vũng Tàu . Cát biển như vầy chắc không thu hút hấp dẫn người xuống tắm .
3.2.2009
Subscribe to:
Posts (Atom)