Vịnh Hạ Long (tiếp)
May quá tôi không làm điệp viên . Trong truyện hồi kí Thép Đen của nhà văn Vũ Trọng Bình , tác giả là một điệp viên được gài ra ngoài Bắc hoạt động . Lúc đó ông ta chừng lối hai mươi mấy tuổi . Ra tới Hồ Gươm Hà Nội , địa điểm để trao đổi tài liệu , ông ta tới đây được hai ba ngày bị công an theo dõi và bắt đi tra khảo và bị tù đày suốt mấy chục năm . Ông ta ấm ức , thắc mắc là không hiểu sao ông ta huấn luyện kỹ lưỡng như vậy , không hề bị có cử chỉ nào khả nghi mà bị công an mật vụ theo dõi và tóm cổ ngay .
Theo tôi , ông ta không sống trong thời kỳ cộng sản cầm quyền lúc bấy giờ . Mọi người dân đều bị kiểm tra hộ khẩu kỹ lưỡng , nhất là các nhà trọ nhà nghỉ đều có tổ trưởng dân phố hay công an khu vực để ý . Lơ mơ như tôi vừa đặt chân tới Đồng Xuân , các bà ngoài chợ thấy mặt còn biết , huống chi là các anh công an đầy chuyên môn nghiệp vụ .
Anh Năm Béo vui vẻ giao cho chúng tôi vài hộp bánh cốm con con . Tôi không thích đồ ăn ngọt nhưng khi mở hộp bánh ra , hương thơm của bánh cốm màu xanh nhạt tỏa ra thơm ngát tạo cho tôi một cảm giác thèm thuồng .
- Ngon không quí khách . Cốm này là do tiệm Nguyên Ninh sản xuất , nổi tiếng ở Hà Thành .
Khi xưa nghe qua bài hát Paris có gì lạ không em . Thơ Nguyên Sa , Ngô Thụy Miên phổ nhạc , trong đoạn kết bài có câu :
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về mắt vẫn lánh đen
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen?...
Ngô Thụy Miên hơn tôi chừng vài tuổi , cũng là người Hải Phòng có lẽ không biết đến hương cốm ngoài Bắc . Nhưng tác giả bài thơ , Nguyên Sa có lẽ đã từng sống tại làng Vòng , Hà Nội , chắc có lẽ đã nhiều kỹ niệm êm đềm thời bé bỏng .
Bánh cốm có hương vị thơm nhè nhẹ , cốm được xay nhuyễn ẩn bên trong là lớp đậu xanh nhân vàng tươi . Khách ăn xong chỉ muốn dùng thêm .
Mấy cái bánh cốm mà anh Năm Béo phân phát cho chúng tôi chỉ là của hương hoa thôi , nên chúng tôi theo anh trưởng đoàn dạo phố để mua về làm quà cho thân nhân . Nguyên một dãy phố nào tiệm Uyên Ninh , Nguyên Tinh , Nguyên Hinh , Uyên Linh cũng đề những hàng chữ " Chuyên bán hàng Cốm chính hiệu , thơm ngon " . Nói thật nếu không được anh Năm Béo dặn trước thì có lẽ khi bước tới tới nơi này cũng không biết tiệm nào là chánh gốc . Làm ăn ngoài này có vẻ cạnh tranh quyết liệt , và thương hiệu cũng na ná như nhau . Quí bạn nhớ khi ra ngoài đó , nhớ cửa hàng Nguyên Ninh mà vào .
Hà Nội có lẽ là nơi chốn chứa đầy kỹ niệm tốt đẹp của nhiều người dân xứ Bắc , nhất là chính là người dân sinh đẻ tại đây và di cư sang nơi khác . Những đền đài của cha ông từ thuở dựng nước , những công lao to lớn của vua Hùng , Hai Bà Trưng , Nhà Lý , nhà Lê , nhà Nguyễn đều không được coi trọng . Bây giờ họ chỉ chú trọng cái lăng của một người mà quên đi cơ nghiệp của bao tiền nhân .
Người Âu Mỹ có những nghiên cứu giả thiết về Thượng Đế và họ thường muốn kéo Thượng Đế xuống ngang tầm với loài người . Họ cho là Thượng Đế chỉ là những sinh vật ngoài địa cầu (ET) ,họ có một nền văn minh cao hơn loài người . Vị thần tối cao họ ví von như là thần Ra của người Ai Cập ngồi trên chiếc phi thuyền động cơ nổ rền rã . Nhưng người Á Đông lại có quan niệm ngược lại , muốn nâng con người lên cao , ngang tầm với Thượng Đế . Những ảnh tượng của các lãnh tụ Trung Quốc , Việt Nam đầy rẫy khắp mọi nơi và bây giờ trong các chùa chiền , họ ngồi vắt vẻo dưới các bàn thờ Phật Tổ và được người dân thắp nhang cúng vái nghiêm trang biết chừng nào .
Thật buồn thay !
Tôi đi ngang Hà Nội vào những ngày nắng nóng , không thấy mưa sa , màu cờ đỏ vẫn còn bay đó. Người dân vẫn lầm lũi sống chật vật qua ngày tháng . Những mặt hiệu có vẻ sơn mới nhưng vẫn các khẩu hiệu băng rôn giăng mắc đầy đường phố : " Đảng Cộng Sản quang vinh " , "Hãy học tập tốt tư tưởng Bác " v.v ... Những hình ảnh , bích chương ,treo đầy dẫy ở các góc phố góc đường mà bất cứ nước cộng sản nào cũng có . Thiên đường xã hội chủ nghĩa là thế đó .
HH ngày 26/7/09
Chú thích :
Tôi không đủ từ để diễn đạt được cái hay cái đẹp của Cốm Làng Vòng . Xin mời các bạn hãy vào đọc bài tùy bút Cốm Vòng Hà Nội của Băng Sơn .
http://vanhoc.datviet.com/chitiet.asp?ID=50295&TheLoai=22
Sunday, July 26, 2009
Subscribe to:
Posts (Atom)