Vịnh Hạ Long (tiếp)
Bốn giờ sáng tôi chợt thức dậy , bước ra ngoài ban công ngó ra nhìn . Vịnh Hạ Long nằm ngủ yên ắng trong ánh đèn lập lòe tít mãi xa . Bà nhà tôi ọ ẹ :"Ông làm cái gì mà thức sớm thế. Ngủ không được rồi phá giấc ngủ người khác không hà !
Tôi nhớ lại một câu chuyện nói về hai cha con trong một ngôi làng . Người con làm làm cách nào đi nữa cũng không làm cho người cha vui lòng . Một đêm người con mãi chơi game trong máy vi tính đến quá nửa đêm . Không thấy thằng con đi ngủ ,ông bố gắt : " Giờ này không chịu đi ngủ , chắc mày đợi thật khuya rồi lén đi ăn trộm chắc ? . Ngưòi con lẵng lặng không nói gì , rồi chùm mền ngủ . Qua đêm sau hắn cố đi ngủ sớm . Người cha gọi giật lại : " Mày đi ngủ chi sớm thế ! Định thức dậy sớm lén đi ăn trộm à ? ".
Tôi lần mò xuống đại sảnh khách sạn . Một cô lễ tân ngồi gật gù , nhác trông thấy tôi , cô chẳng buồn chào .
Tôi lững thững vào thang máy đáp tầng cuối khạch sạn . Mở cửa hông , một làn gió mát tràn vào . Ngoài xa vịnh Hạ Long lấp lánh ánh đèn điện . Cầu Bãi Cháy lung linh mãi xa mờ .
ooooOOOOoooo
Trong bữa ăn sáng buffet , chúng tôi vào ngồi dùng điểm tâm . Các món thức ăn tại các khách sạn đều giống gần như nhau , trứng chiên ốp la , thịt nguội , bánh mì con cua , bánh ngọt , cơm chiên , mì xào v.v... Ngồi cạnh tôi là một ông chừng ba mươi tuổi và qua lời giới thiệu được biết ông ta là bác sĩ ung thư .
Ông ta hỏi tôi đến vịnh Hạ Long mấy lần rồi .
- Lần đầu .
Ông ta mặt dàu dàu nói : Tôi tới đây mấy lần rồi . Lúc trước vịnh này sạch sẽ lắm . Tí nữa mấy ông cứ ra mà xem . Rác rến đầy bến . Khách sạn thì cho xây dựng lung tung cả lên . Một cái vịnh đáng được liệt vào hàng kỳ quan thế giới mà không biết giữ gìn . Tôi không biết mấy ông lớn trên cao nghĩ sao .
Tôi nghĩ bụng , ông ta này chắc cũng là con ông cháu cha đây . Tôi e dè hỏi thêm :
- Thế bác sĩ có dự định gì về ngành chuyên môn của mình chăng ?
Ông bác sĩ nở nụ cười :
- Tháng 10 tới tôi qua Mỹ bồi dưỡng nghiệp vụ do một trường y khoa bên Mỹ bảo trợ , cấp cho tôi một học bổng toàn phần . Học trình là hai năm . Mình không phải đồng nào hết , nhưng với một điều kiện là phải tốt nghiệp , bỏ dở dang là phải hoàn lại tiền .
- Một năm là bao nhiêu vậy bác sĩ ?
- Khoảng 40 ngàn Mỹ kim. Hai năm là 80 ngàn.
- Thế nhà nước có yêu cầu gì không?
- Có chứ. Học xong thì về làm cho nhà nước. Trưởng khoa mổ xẻ. Ông nào bà nào vô là tôi mổ ráo . Đằng nào bị bệnh ung thư thường thường cũng chết.
Cùng chung bàn với tôi có một cậu thanh niên trẻ , hỏi ra là kỹ sư công chánh . Tôi ướm lời hỏi cậu ta :
- Dạo này thành phố Hà Nội cũng như thành phố HCM kẹt xe quá . Theo cậu thì làm các nào giải quyết được vấn nạn này ?
Cậu ta gãi đầu , rồi đáp :
- Chuyện đó rất dễ Thứ nhất đưa dân đi khai khẩn đất hoang , hai là khai thác quặng mỏ bô xít ở Tây Nguyên ....
Nói tới đây cậu ta đưa mắt e dè nhìn xung quanh.
Tôi gật đầu :
- Ngày xưa đã làm thử rồi , đưa dân lên miền kinh tế mới , muỗi cắn quá dân chịu không nỗi mới bò về thành phố .
Cậu ta cười thoải mái :
- Gớm ! Tại nhân dân chưa được khai thông tư tưởng , học tập tốt lời của Bác dạy .
Nói đây đến đây cậu ta giơ tay đập cái chát vào cánh tay :
- M. nó , khách sạn bốn sao đẹp thế này mà lại có muỗi !
ooooOOOOoooo
Khi chúng tôi đến bến cảng Vịnh Hạ Long , trời đã sáng hẵn . Trong bến vài cô bé nhanh nhẩu ôm cắp giỏ hàng chào mời đoàn du khách mua quà.
Các du thuyền sơn màu đỏ đậm , sống thuyền được sơn thếp vàng , trạm trổ hình con rồng giương nanh với trảo . Nước biển hơi dao động , làm con thuyền chòng chành khiến tôi liên tưởng đên những ngày vượt biên bằng con thuyền chở củi mong manh . Du thuyền bề ngang rộng sáu , hay bảy thước tây , dài khoảng 15 thước . Trên khoang thuyền sắp đặt khoảng cái bàn dài . Mỗi bàn có thể cho tám người ăn . Đoàn chúng tôi khoảng 30 du khách vừa vặn cho một du thuyền . Chiếc thuyền này nếu như ngày xưa ( khoảng năm 1980) có thể chứa khoảng 200 mạng . Giờ đây với 30 người tha hồ thừa chỗ . Thuyền tách ra khỏi bến , chậm dần tiến cửa biển . Bầu trời trong xanh , rải rác vài bóng mây nhàn nhạt trắng xóa . Biển nước trong xanh , có lẽ vịnh Hạ Long nước không sâu lắm , vì càng ra xa nước biển sẽ trở nên màu xanh đen . Tháng bảy trời đứng gió , mới hơn 10 giờ dù ở trên khoang thuyền khoáng đãng chúng tôi hơi cảm thấy nóng nực. Mồ hôi rườm rượm trên trán . Thuyền băng ngang vài đảo nhỏ , trên có cây cỏ mọc xanh um . Thuỷ triều đang xuống lộ ra các chân đảo , khuyết hẳn vào trong do sự bào mòn của sóng biển . Nhìn các hòn đảo lớn nhỏ đủ hình dạng nằm chênh vênh trên sóng biển , du khách có cảm tưởng như lạc vào một thiên đường nơi hạ giới . Nhạc sĩ Lê Thương, sinh ở Hà Nội , hay xuống Hải Phòng và từng ra vịnh Hạ Long để rồi ngẫu hứng sáng tác bản Thu Trên Đảo Kinh Châu và ba bản Hòn Vọng Phu . Với lời ca đầy ý nhị của ông làm ta không khỏi bùi ngùi cảm động :
"Nhiều đồi rủ nhau kéo thành đảo ra tới tận khơi ngàn...
Xem chàng về hay chưa, về hay chưa ? "
Chúng kéo nhau rủ nhau tới đây thì còn được . Rủ nhau ra tới khơi ngàn lập thành Trường Sa Hoàng Sa rồi lạc mất thành quận Tam Sa của người bạn láng giềng khồng lồ .
Anh trưởng đoàn hôm nay ngồi thừ trong một góc bàn , mắt hơi đỏ . Không biết vì nhớ người yêu hay mất ngủ nên đôi mắt hơi đỏ gay . Tôi hỏi anh " Cái đảo kia tên là gì vậy ? Anh Năm ! .
Anh trưởng đoàn mắt nhắm mắt mở :
- Hòn Phu Thê.
- Còn hòn kia ?
- Hòn Trống Mái .
- Còn cái hòn tuốt đằng kia ?
- À ! Hòn Gà Chọi !
Không biết hòn Gà Chọi có thật hay không , nhưng trong số vài ngàn đảo lớn bé thế nào cũng có hòn na ná như con gà chọi . Nếu du khách cứ tiện miệng hỏi thêm , tôi đoán thể nào cũng có thêm hàng trăm hòn có tên mới .
16.5.09
Sunday, May 17, 2009
Subscribe to:
Posts (Atom)