Thành phố Cần Thơ
Tôi ngó nhìn cái đồng hồ đeo tay . Hơn bảy giờ rồi , tôi đứng dậy bảo anh chủ quán tính tiền cà phê cho tôi và cho luôn mấy cậu thanh niên ngồi uống cà phê quanh đó .
Thấy vậy Hòa cười tươi nói :
- Mai anh ra uống cà phê nhé để tụi em nghe anh nói chuyện về đời sống bên Mỹ .
Tôi gật đầu mỉm cười và bước về ngõ hẻm trở về trong khu chợ . Ở bên Mỹ coi những cuốn DVD Rainbow hay TT gì đó có chiếu vài cảnh trong nhà hàng hay hàng quán nào đó vài món ăn độc đáo sáng tạo hoặc những tô bún ốc ngào ngạt mùi mỡ hành thơm phức. Tôi ở chợ hơn tháng , sáng sáng không phở của cô em tôi thì ghé sang quán cậu em chồng của cô Thu em tôi , chú Tẻng bán bánh ướt bên kia chợ . Với một dĩa bánh ướt đầy ắp chú ấy tính tiền tôi chỉ có tám ngàn đồng (tính ra tiền đô chưa đến 50 cents) , kế bên có bà bán đậu hũ . Đậu hũ hay còn gọi là đậu phụ được bày trên một tấm vám nhỏ và mỏng . Miếng đậu hũ mỏng nhỏ hơn những miếng đậu ở các tiệm tofu bên Mỹ rất nhiều . Giá một miếng bên đây chừng một đô la , còn bên Việt Nam giá tương đối rẻ hai ngàn đồng một miếng . Đôi khi lại ghé sang một chị bán bánh mì gần quán phở cô em tôi . Lần nào cũng vậy cô ta đều tính tôi 4000 đồng một ổ và cứ thế cô ta cứ nhìn tôi mỉm cười . Về sau tôi mới biết cạnh bà bán đậu hũ bán bánh mì không , giá thường 1500 đồng , loại hai ngàn đặc hơn cầm nặng tay hơn . Từ đó đi ngang quán bánh mì của cô nàng đã bán cho tôi 4000 đồng , tôi nhất quyết không mua nữa . Cô ta chỉ im lặng nhìn tôi có vẻ hờn trách .
Chợ Phú Nhuận ở ngay trong dân cư đa số là người Nam nên chỉ có một cái gánh bán bún riêu trước cổng nhà thờ Phú Quí , nhưng sáng sớm sửa sọan than củi bếp núc . Bún riêu ít ra cũng phải tám giờ mới bán . Mãi sau đi hỏi thăm mấy người quen mới biết bên hông chợ cá , đối diện với hàng bán cua sò nghêu ốc có một hàng bún riêu . Nói là quán cũng không đúng , nó chỉ là một cái bàn thấp nho nhỏ bày biện vài hủ ớt , ống đựng đũa muỗng và kế bên là một nồi nước dùng . Bà chủ là người Bắc dáng người thon thon có khuôn mặt trái soan , trông khá xinh , giọng nói ỏn ẻn dễ thương như cô bồ tôi ngày xưa cất tiếng chào mời :
- Bác xơi gì chưa , ghé vào hàng em làm một tô bún riêu nhé ?
Tôi nhìn xung quanh , kế bên bà chủ quán một nồi nước dùng đang bốc khói ngào ngạt , lơ lửng những cánh riêu cua màu gạch non cộng thêm màu vàng ửng của hạt điều . Tôi chợt hỏi :
- Chị không có ốc ?
Bà chủ quá vẫn nụ cười tươi :
- Sao lại không có hả bác ? Ốc em xào riêng vào một cái tô đây nè . Em thường bán bún riêu , ai muốn thêm ốc thì có ngay đây mà .
Sau khi làm một tô bún riêu ốc bưu , tôi ăn vẫn chưa đã thèm . Nhưng không dám kêu thêm vì cái giống phở hay bún chỉ nên ăn một tô thôi . Tô bún ốc của Hà Thành vẫn đầy tưởng tượng trong trí tôi . Bún ốc phải có bỗng rượu ăn hơi chua chua mới đúng điệu . Đằng này chỉ là bún riêu có vị chua bằng mấy cà chua hay pha thêm nước me vào làm sao cũng không giống .
Lúc trở về nhà , đi ngang qua hàng cô bán nghêu sò . Cô Hằng đưa mắt nhìn và lên tiếng mời :
- Sao lâu quá không thấy anh ghé đến mua sò của em .
Nhìn những giỏ sò nghêu ốc đủ loại chất đầy trên các kệ . Nước vẫn rơi rớt bên các giỏ sò . Tôi mỉm cười :
- Bà nhà tôi và các cháu về Mỹ rồi , một mình tui biết ăn sò với ai đây .
Như ở bên Mỹ ăn không hết , cứ cho chúng vào bao ni lông quăng vào ngăn đông đá , khi nào thèm lôi ra xơi tiếp . Nói xong tôi ngoay ngoắt đi ngay không dám đứng lại để nghe thêm tiếng chào mời của cô hàng bán sò , kẻo tôi cầm lòng không đặng .
Về đến nhà mới hơn bảy giờ , giờ này quán cà phê đầu cầu Kè chưa có tay nào đánh cờ tướng . Tôi bắt gặp cháu Vi con cô em tôi đang thức giấc . Nó đang chuẩn bị lôi trái banh ra ngoài cổng để ra tập đá . Tôi gọi giật lại :
- Ê Vi ! Cháu muốn đi chơi với bác không ?
Nó lưỡng lự đôi chút rồi nói :
- Đi đâu hở bác ?
- Đi Cần Thơ .
Mắt cháu Vi sáng rực lên , nó bèn bỏ trái banh vào một góc nhà , vội chạy ra ngoài ngõ :
- Để cháu ra báo với má cháu . Bác đợi một chút nhé .
Chừng năm phút sau nó chạy về với giọng nói hổn hển :
- Má cháu nói được , đi với bác má cháu ô kê liền .
Sunday, January 24, 2010
Tuesday, January 12, 2010
Sài Gòn những ngày tháng hạ (tt )
Dọc theo kinh Nhiêu Lộc , đoạn đường từ cầu Kiệu đến cầu Công Lý , trong bóng tối lờ mờ của buổi sáng tinh sương vài người đang uốn éo tập thể dục . Khúc đường này người dân gọi là cầu Kè , nếu như được tu bổ hoàn tất người dân có thể tản bộ từ cầu Đa Kao đến tận chợ ông Tạ . Vài cậu thanh niên đang nhâm nhi ly cà phê và điếu thuốc lúc nào cũng gắn liền đôi môi . Ở Hà Nội tôi e dè không dám ngồi xuống một quán chè bên vệ đường , nhưng ở Sài Gòn tôi có thể vào bất cứ quán nước hay tiệm cà phê nào để giải khát . Rất tự nhiên tôi kéo ghế đẩu ngồi sà xuống một cái quán cà phê xập xệ bên ngõ hẻm , mặt tiền hướng ra con kinh nước đen ngòm .
Ông chủ quán bước ra tươi cười hỏi tôi dùng chi .
- Anh uống cà phê đen ?
- Không .
- Cà phê sữa ?
Tôi nhìn xung quanh nhìn lên cái kệ kê vài chai nước ngọt .
- Không , cho tui sữa đậu nành , đừng bỏ đường .
Anh chủ quán ngập ngừng :
- Ở đây chỉ có sữa đậu nành đóng chai có đường . Sữa không đường trong chợ mới có .
- Cũng được .
Một cậu thanh niên ngồi trên một bàn khác gần tôi quay sang tôi hỏi :
- Mấy hôm trước tui thấy anh hay chạy qua chạy lại khúc đường này , miệng bi bô một hai ba bốn . Hôm nay anh quên tập thể dục rồi sao ?
- Tui ra Hà Nội thấy bà con ngoài đó sáng sớm cũng í a một hai ba bốn , tưởng trong Nam cũng vậy học theo nếp sống văn hóa mới , nào dè bị mấy bà hàng xóm quanh đây chửi ông ổng quá nên tui thôi .
Mấy cậu thanh niên ngồi quanh đó cười ầm lên , lấy tay chỉ vào một ông đang chạy chầm chậm gần đó :
- Không sao đâu , như ông lão kia cứ giả vờ như không biết thế là xong .
Nhìn dáng ông ta tôi nghĩ chắc cũng ngang ngang tuổi tôi . Ông ta chân mang giày ten nít , mặc quần cụt chạy jogging ngang qua quán cà phê chúng tôi ngồi , khoe bộ ngực rắn chắc .
- Nãy giờ tui thấy ông ta chạy cả chục vòng rồi , sao ông ta siêng thế .
Ông chủ quán xen vào :
- Ông ta tui biết mà . Lúc trước uống "gụ " quá bị bệnh gan tưởng sắp đi đời , nào dè ông nghe theo lời khuyên của ai đó bỏ "gụ " tập thể thao hàng ngày . Trước ổng ốm tong ốm teo đâu được như vậy . Sáng nào cũng vậy ổng chạy tới chạy lui cả tiếng đồng hồ .
Tôi quay sang mấy cậu thanh niên miệng đang phì phào điếu thuốc lá :
- Mấy cậu có hay ra đây tập thể hình không ?
Tất cả đều ngoây nguẩy lắc đầu :
- Chưa cần , tụi tui uống cà phê chứ đâu uống "gụ" .
Một cậu khác nhìn xăm xăm vào tôi , lên tiếng :
- Trông anh có vẻ quen quen , ở trong chợ hả ?
- Ờ ! Tui là anh của chú Hồng mài dao trong chợ đó . Nó chết mấy năm rồi vì bệnh xì ke xì kiếc gì đó . Tui nghe mấy thằng bạn thân của nó Cà Chanh Cà Chiếc cũng theo ông bà ông vải rồi . Mấy cậu quen thân với nó hả ?
Mấy cậu trẻ nhà ta đều lắc đầu :
- Dạ không , nghe tiếng ảnh thôi . Tụi em nghĩ chỉ có mấy bà mấy cô hàng cá hàng thịt biết nhiều về ảnh thôi . Em nghe ảnh mài dao sắc bén lắm nên ngại không dám tới gần ảnh . Tụi em chỉ biết "Kính nhi viễn chi " .
Tôi nghe lòng tôi như thắt lại . Biết em mình sa vào vòng chích choát , hết khuyên răn dọa nạt rồi đến công an bắt đi trại giáo huấn cai nghiện bao lần nhưng chứng nào tật nấy về đến nhà vài ngày lại theo chúng bạn bè chích chiếc lại . Có lần tôi bắt gặp nó ngồi dưới bếp có ngọn than hồng , trên có một cái muỗng sắt chứa một chất dung dịch gì đen đen sánh đặc như màu cà phê . Chú em tôi dùng kim hút chất nước đó vào và đưa cánh tay bơm vào . Dáng ra vẻ rành nghề hơn những ông y tá đi chích trong xóm tôi .
Hòa tên một cậu thanh niên thân mật hỏi tôi :
- Vậy té ra anh bên Mỹ về ? Về lâu chưa ? Hơn tháng hả ? Bên bển anh làm nghề gì ?
Tôi mới trả lời được vài câu , Hòa ôn tồn tiếp tục :
- Em có cô bạn qua bển nói đời sống cơ cực lắm anh , sáng sớm chủ sai đi quét nhà . Khách đến phải làm móng tay rồi cắt móng chân . Có lần cổ cắt phạm đến da tay con mẹ Mỹ đen nó co cẳng đạp cho một cái té lộn phèo ba bốn vòng . Em biểu cổ như em thì em đạp lại thấy mẹ con mẹ đó .
Tôi nghĩ bụng bên Mỹ thợ làm "nail" , móng tay móng chân phản ứng lại , thượng cẳng tay hạ cẳng chân với khách chắc chắn khách sẽ gọi cảnh sát tới bắt ngay . Ngay cả việc dùng lời nói hăm dọa với người khác cũng sẽ bị kết tội . "Tao uýnh thấy mẹ mày hay mày coi chừng tao đó " đều là những ngôn từ có tánh cách đe dọa đến sinh mạng . Nếu bị kết án nhẹ nhất cũng vài năm tù . Bạn là người thường trú chưa có thẻ xanh có thể bị trục xuất về nguyên quán .
Ngồi nghe các cậu thanh niên sống ở quanh quẩn ven chợ ven sông bàn về cuộc sống bên ngoài thế giới tôi có cảm tưởng như các cậu này đã từng đi du lịch nhiều nước , hiểu biết cặn kẽ đời sống bên đó quá nhiều . Tôi nghe chỉ biết gật gù khen , không dám góp ý vào .
- Tui đang thất nghiệp , đang định về bển đổi nghề , không làm điện tử điện tiếc nữa , đổi sang nghề neo . Giờ nghe các cậu bàn ra bàn vô bàn ra chắc tui suy nghĩ lại . Mình bây giờ già rồi mắt mũi lại kém , làm nghề đó lại đụng chạm vào tay chân phái nữ , hổng khéo lại bị vu vào tội sờ mó bậy bạ là chết cha . Theo như các cậu nên đổi qua nghề gì ?
Tôi vừa dứt lời chưa kịp nghe câu đáp lại , bỗng cậu Hòa gọi ơi ới , tay vẫy một chiếc xe ba gác đang ì ạch đạp cách quán cà phê không xa .
- Ê Tí ! Hôm nay có gì bán không mậy ?
Một thanh niên dáng chừng đôi mươi gầy gò ngồi trên xe ba gác tươi cười đáp :
- Chỉ có vài ba cái máy em mới thu lượm chiều qua ở ngả ba Chú Ía .
- Cho tao xem mậy , cái cát xét này coi bộ cũ quá . Giờ hổng ai thèm nghe băng nhạc này nữa đâu , còn cái này là cái gì ? Coi bộ nặng quá , sao mày tha những cái gì trời đất thánh đâm vậy ? Hổng có đầu máy CPU nào mơi mới hay laptop kha khá bán mới ra tiền . Ba thứ này mày bán bao nhiêu ?
- Dạ , ba chục ngàn anh .
Hòa giận dữ phun nước bọt dưới đất :
- Đi chỗ khác chơi , kiếm người khác bán . Mai có gì mới kêu tao .
Tí mặt tiu nghỉu buồn thiu , quây quả leo lên chiếc xe cọc cạch và biến mất vào con đường bên hông con sông nước đen đen .
10/1/2010
Dọc theo kinh Nhiêu Lộc , đoạn đường từ cầu Kiệu đến cầu Công Lý , trong bóng tối lờ mờ của buổi sáng tinh sương vài người đang uốn éo tập thể dục . Khúc đường này người dân gọi là cầu Kè , nếu như được tu bổ hoàn tất người dân có thể tản bộ từ cầu Đa Kao đến tận chợ ông Tạ . Vài cậu thanh niên đang nhâm nhi ly cà phê và điếu thuốc lúc nào cũng gắn liền đôi môi . Ở Hà Nội tôi e dè không dám ngồi xuống một quán chè bên vệ đường , nhưng ở Sài Gòn tôi có thể vào bất cứ quán nước hay tiệm cà phê nào để giải khát . Rất tự nhiên tôi kéo ghế đẩu ngồi sà xuống một cái quán cà phê xập xệ bên ngõ hẻm , mặt tiền hướng ra con kinh nước đen ngòm .
Ông chủ quán bước ra tươi cười hỏi tôi dùng chi .
- Anh uống cà phê đen ?
- Không .
- Cà phê sữa ?
Tôi nhìn xung quanh nhìn lên cái kệ kê vài chai nước ngọt .
- Không , cho tui sữa đậu nành , đừng bỏ đường .
Anh chủ quán ngập ngừng :
- Ở đây chỉ có sữa đậu nành đóng chai có đường . Sữa không đường trong chợ mới có .
- Cũng được .
Một cậu thanh niên ngồi trên một bàn khác gần tôi quay sang tôi hỏi :
- Mấy hôm trước tui thấy anh hay chạy qua chạy lại khúc đường này , miệng bi bô một hai ba bốn . Hôm nay anh quên tập thể dục rồi sao ?
- Tui ra Hà Nội thấy bà con ngoài đó sáng sớm cũng í a một hai ba bốn , tưởng trong Nam cũng vậy học theo nếp sống văn hóa mới , nào dè bị mấy bà hàng xóm quanh đây chửi ông ổng quá nên tui thôi .
Mấy cậu thanh niên ngồi quanh đó cười ầm lên , lấy tay chỉ vào một ông đang chạy chầm chậm gần đó :
- Không sao đâu , như ông lão kia cứ giả vờ như không biết thế là xong .
Nhìn dáng ông ta tôi nghĩ chắc cũng ngang ngang tuổi tôi . Ông ta chân mang giày ten nít , mặc quần cụt chạy jogging ngang qua quán cà phê chúng tôi ngồi , khoe bộ ngực rắn chắc .
- Nãy giờ tui thấy ông ta chạy cả chục vòng rồi , sao ông ta siêng thế .
Ông chủ quán xen vào :
- Ông ta tui biết mà . Lúc trước uống "gụ " quá bị bệnh gan tưởng sắp đi đời , nào dè ông nghe theo lời khuyên của ai đó bỏ "gụ " tập thể thao hàng ngày . Trước ổng ốm tong ốm teo đâu được như vậy . Sáng nào cũng vậy ổng chạy tới chạy lui cả tiếng đồng hồ .
Tôi quay sang mấy cậu thanh niên miệng đang phì phào điếu thuốc lá :
- Mấy cậu có hay ra đây tập thể hình không ?
Tất cả đều ngoây nguẩy lắc đầu :
- Chưa cần , tụi tui uống cà phê chứ đâu uống "gụ" .
Một cậu khác nhìn xăm xăm vào tôi , lên tiếng :
- Trông anh có vẻ quen quen , ở trong chợ hả ?
- Ờ ! Tui là anh của chú Hồng mài dao trong chợ đó . Nó chết mấy năm rồi vì bệnh xì ke xì kiếc gì đó . Tui nghe mấy thằng bạn thân của nó Cà Chanh Cà Chiếc cũng theo ông bà ông vải rồi . Mấy cậu quen thân với nó hả ?
Mấy cậu trẻ nhà ta đều lắc đầu :
- Dạ không , nghe tiếng ảnh thôi . Tụi em nghĩ chỉ có mấy bà mấy cô hàng cá hàng thịt biết nhiều về ảnh thôi . Em nghe ảnh mài dao sắc bén lắm nên ngại không dám tới gần ảnh . Tụi em chỉ biết "Kính nhi viễn chi " .
Tôi nghe lòng tôi như thắt lại . Biết em mình sa vào vòng chích choát , hết khuyên răn dọa nạt rồi đến công an bắt đi trại giáo huấn cai nghiện bao lần nhưng chứng nào tật nấy về đến nhà vài ngày lại theo chúng bạn bè chích chiếc lại . Có lần tôi bắt gặp nó ngồi dưới bếp có ngọn than hồng , trên có một cái muỗng sắt chứa một chất dung dịch gì đen đen sánh đặc như màu cà phê . Chú em tôi dùng kim hút chất nước đó vào và đưa cánh tay bơm vào . Dáng ra vẻ rành nghề hơn những ông y tá đi chích trong xóm tôi .
Hòa tên một cậu thanh niên thân mật hỏi tôi :
- Vậy té ra anh bên Mỹ về ? Về lâu chưa ? Hơn tháng hả ? Bên bển anh làm nghề gì ?
Tôi mới trả lời được vài câu , Hòa ôn tồn tiếp tục :
- Em có cô bạn qua bển nói đời sống cơ cực lắm anh , sáng sớm chủ sai đi quét nhà . Khách đến phải làm móng tay rồi cắt móng chân . Có lần cổ cắt phạm đến da tay con mẹ Mỹ đen nó co cẳng đạp cho một cái té lộn phèo ba bốn vòng . Em biểu cổ như em thì em đạp lại thấy mẹ con mẹ đó .
Tôi nghĩ bụng bên Mỹ thợ làm "nail" , móng tay móng chân phản ứng lại , thượng cẳng tay hạ cẳng chân với khách chắc chắn khách sẽ gọi cảnh sát tới bắt ngay . Ngay cả việc dùng lời nói hăm dọa với người khác cũng sẽ bị kết tội . "Tao uýnh thấy mẹ mày hay mày coi chừng tao đó " đều là những ngôn từ có tánh cách đe dọa đến sinh mạng . Nếu bị kết án nhẹ nhất cũng vài năm tù . Bạn là người thường trú chưa có thẻ xanh có thể bị trục xuất về nguyên quán .
Ngồi nghe các cậu thanh niên sống ở quanh quẩn ven chợ ven sông bàn về cuộc sống bên ngoài thế giới tôi có cảm tưởng như các cậu này đã từng đi du lịch nhiều nước , hiểu biết cặn kẽ đời sống bên đó quá nhiều . Tôi nghe chỉ biết gật gù khen , không dám góp ý vào .
- Tui đang thất nghiệp , đang định về bển đổi nghề , không làm điện tử điện tiếc nữa , đổi sang nghề neo . Giờ nghe các cậu bàn ra bàn vô bàn ra chắc tui suy nghĩ lại . Mình bây giờ già rồi mắt mũi lại kém , làm nghề đó lại đụng chạm vào tay chân phái nữ , hổng khéo lại bị vu vào tội sờ mó bậy bạ là chết cha . Theo như các cậu nên đổi qua nghề gì ?
Tôi vừa dứt lời chưa kịp nghe câu đáp lại , bỗng cậu Hòa gọi ơi ới , tay vẫy một chiếc xe ba gác đang ì ạch đạp cách quán cà phê không xa .
- Ê Tí ! Hôm nay có gì bán không mậy ?
Một thanh niên dáng chừng đôi mươi gầy gò ngồi trên xe ba gác tươi cười đáp :
- Chỉ có vài ba cái máy em mới thu lượm chiều qua ở ngả ba Chú Ía .
- Cho tao xem mậy , cái cát xét này coi bộ cũ quá . Giờ hổng ai thèm nghe băng nhạc này nữa đâu , còn cái này là cái gì ? Coi bộ nặng quá , sao mày tha những cái gì trời đất thánh đâm vậy ? Hổng có đầu máy CPU nào mơi mới hay laptop kha khá bán mới ra tiền . Ba thứ này mày bán bao nhiêu ?
- Dạ , ba chục ngàn anh .
Hòa giận dữ phun nước bọt dưới đất :
- Đi chỗ khác chơi , kiếm người khác bán . Mai có gì mới kêu tao .
Tí mặt tiu nghỉu buồn thiu , quây quả leo lên chiếc xe cọc cạch và biến mất vào con đường bên hông con sông nước đen đen .
10/1/2010
Năm Bính Cọp
Con bé Linda nhà tôi đang học lớp 6 Việt Ngữ tại nhà thờ giáo xứ tôi . Những ngày thường tôi thường hay bảo cháu Chủ Nhật này có bài tập tiếng Việt không . Nó nhe răng ra cười :
- Không có bố .
Nhưng đến sáng chủ Nhật lúc 10 sáng tôi đang nằm nướng trên giường , cháu Linda từ ngoài bàn ăn gọi vọng vào :
- Bố !bố ! Bố thức hay ngủ vậy ? Con cần bố giúp .
Lười biếng tôi nói với giọng ngái ngủ :
- Bố đang còn ngủ , cần gì gọi má nè , bà bà ra giúp nó làm bài tập tiếng Việt .
Tiếng con Linda thúc bách hơn :
- Không , con cần bố vẽ con cọp .
Tôi quay sang bà nhà tôi vẫn còn đang rúc vào cái mền mỏng :
- Tối qua nó nhờ tôi dịch bài luận văn của nó tả về cái Tết Việt Nam . Tôi nhớ là " Năm hết Tết đến pháo nổ đì đùng , em nghe tiếng chuyện trò râm ran ngoài nhà , làm em không ngủ được . Khi em tỉnh giấc hỏi mẹ mới biết là năm nay là The Year of Tiger . Tui biết tiger dịch ra là năm con cọp nhưng mà tiếng Việt họ gọi theo lịch Tàu là ... Tỉ dụ tuổi bà Kỷ Hợi hay như tui tuổi mèo là Tân Mão . Bà ngẫm nghĩ một lát biểu là năm Bính Cọp . Tui vào mạng lưới tìm mãi mà chả thấy năm Bính Cọp . Vậy bà ra ngoài vẽ cho con bé Linda con Bính Cọp đó đi .
Bà nhà tôi ngái ngủ miệng lẩm bẩm :
- Thôi kệ bố con nhà ông . Cọp với bính cọp .
Tôi vén mền bò ra ngoài phòng . Con bé Linda đang hí hoáy chép lại bài chuyển ngữ từ bài luận văn nó viết bằng tiếng Anh sang lời Việt .
- Bố biểu con hoài . Thời buổi này học hành vô cùng dễ hơn thời bố đi học . Ngày xưa bố học thầy giáo biểu vẽ con voi . Thế là bạn bè với bố chui lỗ chó vào Sở Thú Sài Gòn để tìm gặp con voi rồi vẽ hình nộp bài cho cô giáo . Báo hại hôm sau mấy đứa học sinh như bố bị thầy tổng giám thị Tuân gọi lên văn phòng phạt đánh đòn .
Con bé Linda nhà tôi xoe tròn đôi mắt :
- Sao thầy giáo gì mà dữ vậy . Thế thầy đó đánh vào tay bố có đau không ?
- Đau chớ , để bố dùng thước kẻ đánh vào tay con xem có đau không ?
Nó lè lưỡi rồi chỉ vào bài làm :
- Bây giờ con bận lắm , bố vẽ giúp con hình con cọp , nhất là hình con cọp nào đang nằm .
Tôi bèn dùng cái laptop vào ngay trang Yahoo đánh vài chữ " tiger image pictures " . Lập tức trang màn hình hiện ra đủ loại hình chụp , đủ thứ hổ cọp , từ giống cọp Bengal đến cọp Mông cổ thấp cổ bé mồm đến cọp Khánh Hòa Phú Yên .
- Sao con chọn hình nào , có cái chỉ có cái mặt con cọp , có cái nó đang nhảy đang vồ .
Linda suy nghĩ một chốc rồi chỉ ngay vào tấm hình hai con hổ con sinh đôi đang đứng ngơ ngáo . Chắc chúng đang nhớ mẹ nên ngơ ngác đứng nhìn .
- Đây bố vẽ giúp con vẽ con cọp này .
Tôi dùng bút chì phác họa theo hình chụp trong màn hình . Đầu tiên vẽ mặt con cọp con . Nó có dạng hình tròn , thêm đôi tai , đôi mắt cái miệng rồi tô thêm vài cái vằn đen trên khuôn mặt lông trắng .
Bỗng nhiên bà nhà tôi không biết từ lúc nào đã đứng xem tôi vẽ , rồi lên tiếng :
- Tui coi ông vẽ mặt con cọp sao giống hình mặt người ta quá . Giá như mà có thằng Huy con trai lớn có mặt ở đây nhờ nó vẽ bảo đảm là giống y trang . Thôi hay là gọi con Kim thức dậy . Kim à , Kim dậy nhanh lên rồi ra vẽ giùm con Linda con cọp đi con .
Không đầy năm phút con Kim nhà tôi ngoặc ngoặc vài cái đã thành hình đầu cọp .
Bà nhà tôi gật gù :
- Thế mới giống hình con cọp , ai như cha con nhà ông vẽ cọp ra hình người . Ông xem đứa nào thuận tay trái giống tui đều khéo tay .
Con bé Linda xen vào :
- Vậy má thuận cả hai tay hả má ? Con thấy má viết bằng tay phải mà .
- Đúng vậy . Má viết bằng cả hai tay , nhưng tay trái má viết không đẹp . Ở Việt Nam thời đó thầy giáo cô giáo không cho học trò viết bằng tay trái .
Con bé thắc mắc không chịu thôi :
- Sao vậy má ?
Trông thấy nhà tôi ấp úng không biết trả lời sao , tôi giải thích thế :
- Bởi vì bên Việt Nam lớp học thường kê những cái bàn dài như vầy nè . Mỗi cái bàn có thể có năm sáu hoặc có đến mười học trò ngồi . Con cứ nghĩ xem ngồi sát sàn sạt như thế tay phải đứa này đụng tay trái đứa kia , nếu mà viết tay trái sẽ đụng nhằm tay phải đứa kia . Con cũng biết mà ngồi mà đụng chạm như vậy tụi học sinh thế nào cũng hục hặc với nhau ngay . Thế là cô giáo thầy giáo ra lệnh tất cả đều phải dùng tay phải để viết .
Buổi chiều đó trong cữa cơm chiều bà nhà tôi hỏi con bé Linda :
- Sao cô giáo có chấm điểm bài làm với cái đầu cọp đó không ?
Linda dửng dưng đáp :
- Có má , hình đó sẽ dán vào tờ bích báo của lớp con .
Hôm đó lại có hai mẹ con cô em tôi tới chơi . Ăn xong chúng tôi quây quần trong phòng khách gia đình . Huy con trai lớn tui đang chỉ cho các em nó cách chơi một loại game mới . Nhìn vào trong màn chiếu ti vi tôi nhìn chúng nhảy nhảy giống như game Mario từ thuở những năm 80 . Nhưng loại này khá mới mẻ hơn tân tiến hơn , chúng nó chơi bằng một loại control vô tuyến không dây . khác với cái loại có dây Nintendo , lâu lâu cứ phải ghé miệng thổi phì phì vào cái hộp game .
Cậu con trai tôi năm nay gần 30 tuổi , trông to lớn đẫy đà hơn tôi . Nhớ lại những ngày nó cùng với bà nhà tôi những ngày đầu năm 1989 mới sang Mỹ nó bé tí xíu .
Tôi bùi ngùi và tươi cười nói với bọn chúng con tôi :
- Hồi đó lúc anh Huy các con mới sang , lại vào ngay Tết đầu năm , bố chở má và Huy về thành phố Oklahoma ăn Tết chung với các bác con . Trên đường về Texas Huy cứ nằng nặc đòi mua : " Bố bố ,về dưới nhớ mua gum cho con . " Lúc ấy bố đang lái xe bèn ậm ừ :" Tí nữa khi nào gần tới nhà bố ghé vô cây xăng mua cho ." Khi từ cây xăng trở ra với nắm kẹo xinh gum đủ loại , đưa cho anh Huy , nó dẫy nẫy vùng vằng không chịu : " Không phải gum này , cái gum mà có thằng người nhảy nhảy như vầy . Lúc đó mới biết là nó đòi game thằng người Mario . Dạo đó bố đi làm lương có vài đô một giờ , mướn phòng apartment tiền này tiền kia đâu có dư dả để mua game cho nó . Mãi đến một hai năm sau nhân ngày sinh nhật nó , má nó mua cho nó .
Nhìn sang cháu Trân ngồi chăm chú trên màn hình , tôi hỏi han :
- Nghe nói cháu đi dạy kèm cho bọn học sinh trường Northside , rồi hôm qua bỏ tiền mua kẹo bánh cho tụi nó . Tiền đó của cháu hay của nhà trường .
Trân nhoẻn miệng cười :
- Tiền lương của cháu đó bác . Mình muốn thưởng tụi nó nên thỉnh thoảng mua kẹo bánh mang vào lớp . Hễ đứa nào có tiến bộ thì thưởng có cục kẹo , đứa nào khá hơn thưởng cho bịch chíp .
- Thế ban giám hiệu nhà trường có nói gì không , họ có cấm ăn kẹo bánh trong lớp không ?
- Họ cũng cấm nhưng cháu dặn dò tụi nó ăn xong rác rến phải bỏ vào thùng rác . Nếu có gì cháu phải chịu trách nhiệm . À bác An ơi ! Hôm kia cháu có nói chuyện điện thoại với bác Thân bên Việt Nam , bác Thân hỏi cháu đi dạy học hả rồi dặn dò là đừng bao giờ nói tụi học sinh của mình là học ngu học khờ . Xong một lát bác hỏi cháu đang dạy toán lớp mấy , cháu bảo lớp sáu , dậy cho bọn mười một mười hai tuổi , rồi cháu bảo đang chỉ cách tụi nó cách làm toán cộng trừ sao cho đúng . Bác Thân mới hỏi gặng lại :" Lớp sáu mà chưa biết làm toán cộng trừ à . Ngu thật . "
Tôi mới thuật lại câu lại câu chuyện hồi lúc về Việt Nam có chuyện trò với chú Thân , em thứ tư của tôi . Chú ấy dạy về lập trình cho sinh viên đại học . Chấm điểm thi cho 125 đứa và đánh rớt đủ cả 125 mạng . Lúc đó chú Thân cũng biểu bác là chúng nó ngu lắm mà .
Thế là những lần sau bạn đồng nghiệp của chú ấy không dám mời chú chấm thi nữa .
12/1/2010
Con bé Linda nhà tôi đang học lớp 6 Việt Ngữ tại nhà thờ giáo xứ tôi . Những ngày thường tôi thường hay bảo cháu Chủ Nhật này có bài tập tiếng Việt không . Nó nhe răng ra cười :
- Không có bố .
Nhưng đến sáng chủ Nhật lúc 10 sáng tôi đang nằm nướng trên giường , cháu Linda từ ngoài bàn ăn gọi vọng vào :
- Bố !bố ! Bố thức hay ngủ vậy ? Con cần bố giúp .
Lười biếng tôi nói với giọng ngái ngủ :
- Bố đang còn ngủ , cần gì gọi má nè , bà bà ra giúp nó làm bài tập tiếng Việt .
Tiếng con Linda thúc bách hơn :
- Không , con cần bố vẽ con cọp .
Tôi quay sang bà nhà tôi vẫn còn đang rúc vào cái mền mỏng :
- Tối qua nó nhờ tôi dịch bài luận văn của nó tả về cái Tết Việt Nam . Tôi nhớ là " Năm hết Tết đến pháo nổ đì đùng , em nghe tiếng chuyện trò râm ran ngoài nhà , làm em không ngủ được . Khi em tỉnh giấc hỏi mẹ mới biết là năm nay là The Year of Tiger . Tui biết tiger dịch ra là năm con cọp nhưng mà tiếng Việt họ gọi theo lịch Tàu là ... Tỉ dụ tuổi bà Kỷ Hợi hay như tui tuổi mèo là Tân Mão . Bà ngẫm nghĩ một lát biểu là năm Bính Cọp . Tui vào mạng lưới tìm mãi mà chả thấy năm Bính Cọp . Vậy bà ra ngoài vẽ cho con bé Linda con Bính Cọp đó đi .
Bà nhà tôi ngái ngủ miệng lẩm bẩm :
- Thôi kệ bố con nhà ông . Cọp với bính cọp .
Tôi vén mền bò ra ngoài phòng . Con bé Linda đang hí hoáy chép lại bài chuyển ngữ từ bài luận văn nó viết bằng tiếng Anh sang lời Việt .
- Bố biểu con hoài . Thời buổi này học hành vô cùng dễ hơn thời bố đi học . Ngày xưa bố học thầy giáo biểu vẽ con voi . Thế là bạn bè với bố chui lỗ chó vào Sở Thú Sài Gòn để tìm gặp con voi rồi vẽ hình nộp bài cho cô giáo . Báo hại hôm sau mấy đứa học sinh như bố bị thầy tổng giám thị Tuân gọi lên văn phòng phạt đánh đòn .
Con bé Linda nhà tôi xoe tròn đôi mắt :
- Sao thầy giáo gì mà dữ vậy . Thế thầy đó đánh vào tay bố có đau không ?
- Đau chớ , để bố dùng thước kẻ đánh vào tay con xem có đau không ?
Nó lè lưỡi rồi chỉ vào bài làm :
- Bây giờ con bận lắm , bố vẽ giúp con hình con cọp , nhất là hình con cọp nào đang nằm .
Tôi bèn dùng cái laptop vào ngay trang Yahoo đánh vài chữ " tiger image pictures " . Lập tức trang màn hình hiện ra đủ loại hình chụp , đủ thứ hổ cọp , từ giống cọp Bengal đến cọp Mông cổ thấp cổ bé mồm đến cọp Khánh Hòa Phú Yên .
- Sao con chọn hình nào , có cái chỉ có cái mặt con cọp , có cái nó đang nhảy đang vồ .
Linda suy nghĩ một chốc rồi chỉ ngay vào tấm hình hai con hổ con sinh đôi đang đứng ngơ ngáo . Chắc chúng đang nhớ mẹ nên ngơ ngác đứng nhìn .
- Đây bố vẽ giúp con vẽ con cọp này .
Tôi dùng bút chì phác họa theo hình chụp trong màn hình . Đầu tiên vẽ mặt con cọp con . Nó có dạng hình tròn , thêm đôi tai , đôi mắt cái miệng rồi tô thêm vài cái vằn đen trên khuôn mặt lông trắng .
Bỗng nhiên bà nhà tôi không biết từ lúc nào đã đứng xem tôi vẽ , rồi lên tiếng :
- Tui coi ông vẽ mặt con cọp sao giống hình mặt người ta quá . Giá như mà có thằng Huy con trai lớn có mặt ở đây nhờ nó vẽ bảo đảm là giống y trang . Thôi hay là gọi con Kim thức dậy . Kim à , Kim dậy nhanh lên rồi ra vẽ giùm con Linda con cọp đi con .
Không đầy năm phút con Kim nhà tôi ngoặc ngoặc vài cái đã thành hình đầu cọp .
Bà nhà tôi gật gù :
- Thế mới giống hình con cọp , ai như cha con nhà ông vẽ cọp ra hình người . Ông xem đứa nào thuận tay trái giống tui đều khéo tay .
Con bé Linda xen vào :
- Vậy má thuận cả hai tay hả má ? Con thấy má viết bằng tay phải mà .
- Đúng vậy . Má viết bằng cả hai tay , nhưng tay trái má viết không đẹp . Ở Việt Nam thời đó thầy giáo cô giáo không cho học trò viết bằng tay trái .
Con bé thắc mắc không chịu thôi :
- Sao vậy má ?
Trông thấy nhà tôi ấp úng không biết trả lời sao , tôi giải thích thế :
- Bởi vì bên Việt Nam lớp học thường kê những cái bàn dài như vầy nè . Mỗi cái bàn có thể có năm sáu hoặc có đến mười học trò ngồi . Con cứ nghĩ xem ngồi sát sàn sạt như thế tay phải đứa này đụng tay trái đứa kia , nếu mà viết tay trái sẽ đụng nhằm tay phải đứa kia . Con cũng biết mà ngồi mà đụng chạm như vậy tụi học sinh thế nào cũng hục hặc với nhau ngay . Thế là cô giáo thầy giáo ra lệnh tất cả đều phải dùng tay phải để viết .
Buổi chiều đó trong cữa cơm chiều bà nhà tôi hỏi con bé Linda :
- Sao cô giáo có chấm điểm bài làm với cái đầu cọp đó không ?
Linda dửng dưng đáp :
- Có má , hình đó sẽ dán vào tờ bích báo của lớp con .
Hôm đó lại có hai mẹ con cô em tôi tới chơi . Ăn xong chúng tôi quây quần trong phòng khách gia đình . Huy con trai lớn tui đang chỉ cho các em nó cách chơi một loại game mới . Nhìn vào trong màn chiếu ti vi tôi nhìn chúng nhảy nhảy giống như game Mario từ thuở những năm 80 . Nhưng loại này khá mới mẻ hơn tân tiến hơn , chúng nó chơi bằng một loại control vô tuyến không dây . khác với cái loại có dây Nintendo , lâu lâu cứ phải ghé miệng thổi phì phì vào cái hộp game .
Cậu con trai tôi năm nay gần 30 tuổi , trông to lớn đẫy đà hơn tôi . Nhớ lại những ngày nó cùng với bà nhà tôi những ngày đầu năm 1989 mới sang Mỹ nó bé tí xíu .
Tôi bùi ngùi và tươi cười nói với bọn chúng con tôi :
- Hồi đó lúc anh Huy các con mới sang , lại vào ngay Tết đầu năm , bố chở má và Huy về thành phố Oklahoma ăn Tết chung với các bác con . Trên đường về Texas Huy cứ nằng nặc đòi mua : " Bố bố ,về dưới nhớ mua gum cho con . " Lúc ấy bố đang lái xe bèn ậm ừ :" Tí nữa khi nào gần tới nhà bố ghé vô cây xăng mua cho ." Khi từ cây xăng trở ra với nắm kẹo xinh gum đủ loại , đưa cho anh Huy , nó dẫy nẫy vùng vằng không chịu : " Không phải gum này , cái gum mà có thằng người nhảy nhảy như vầy . Lúc đó mới biết là nó đòi game thằng người Mario . Dạo đó bố đi làm lương có vài đô một giờ , mướn phòng apartment tiền này tiền kia đâu có dư dả để mua game cho nó . Mãi đến một hai năm sau nhân ngày sinh nhật nó , má nó mua cho nó .
Nhìn sang cháu Trân ngồi chăm chú trên màn hình , tôi hỏi han :
- Nghe nói cháu đi dạy kèm cho bọn học sinh trường Northside , rồi hôm qua bỏ tiền mua kẹo bánh cho tụi nó . Tiền đó của cháu hay của nhà trường .
Trân nhoẻn miệng cười :
- Tiền lương của cháu đó bác . Mình muốn thưởng tụi nó nên thỉnh thoảng mua kẹo bánh mang vào lớp . Hễ đứa nào có tiến bộ thì thưởng có cục kẹo , đứa nào khá hơn thưởng cho bịch chíp .
- Thế ban giám hiệu nhà trường có nói gì không , họ có cấm ăn kẹo bánh trong lớp không ?
- Họ cũng cấm nhưng cháu dặn dò tụi nó ăn xong rác rến phải bỏ vào thùng rác . Nếu có gì cháu phải chịu trách nhiệm . À bác An ơi ! Hôm kia cháu có nói chuyện điện thoại với bác Thân bên Việt Nam , bác Thân hỏi cháu đi dạy học hả rồi dặn dò là đừng bao giờ nói tụi học sinh của mình là học ngu học khờ . Xong một lát bác hỏi cháu đang dạy toán lớp mấy , cháu bảo lớp sáu , dậy cho bọn mười một mười hai tuổi , rồi cháu bảo đang chỉ cách tụi nó cách làm toán cộng trừ sao cho đúng . Bác Thân mới hỏi gặng lại :" Lớp sáu mà chưa biết làm toán cộng trừ à . Ngu thật . "
Tôi mới thuật lại câu lại câu chuyện hồi lúc về Việt Nam có chuyện trò với chú Thân , em thứ tư của tôi . Chú ấy dạy về lập trình cho sinh viên đại học . Chấm điểm thi cho 125 đứa và đánh rớt đủ cả 125 mạng . Lúc đó chú Thân cũng biểu bác là chúng nó ngu lắm mà .
Thế là những lần sau bạn đồng nghiệp của chú ấy không dám mời chú chấm thi nữa .
12/1/2010
Subscribe to:
Posts (Atom)