Chào các bạn
Ngồi chơi xơi nước
(Ngồi chơi sơi nước, Seat Play Eat Water )
Hôm nay TS hân hạnh được nghe loạt chữ mới do anh NX dùng . (Ngồi chơi sơi nước, Seat Play Eat Water ) . Tui tìm trong google chỉ thấy họ đăng một cái bàn có kẹp theo mấy cái ghế cho các cậu trẻ con chừng hơn 1 tuổi ngồi , nghịch và ăn uống .
Ngoài ra , còn tìm được chữ Seat play and eat watermelon . Việt Nam ta , nước thường để uống , nhưng để cho vần điệu nên sau chữ Ngồi chơi thì có vần xơi thì mới hạp âm vần .
Ngày xưa tui có nghe vài câu dịch ra tiếng Anh cho vui :
- No star where ( không sao đâu )
Câu chuyện này làm tui nhớ đến trong 1 trang lưới nọ có đăng cho vui :
"Có một câu ca dao... không có liên quan gì đến chuyện ăn uống nhưng lại bị hiểu lầm rất nhiều:
"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương"
Một anh hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với ông khách người Mỹ câu ca dao trên, dịch "canh gà" tức là ... súp gà (chicken soup), Thọ Xương là mắc xương, hay la Long Live Bone ,Thiên Mụ là mụ trời! Ông Mỹ về viết lại một quyển hồi ký dịch nguyên câu này ra tiếng Anh. Một dịch giả Việt Nam khác đọc được cuốn sách Mỹ, bèn "mắc dịch" như vầy:
"Mụ Trời đánh mấy hồi chuông
Cháo gà húp vội, mắc xương mấy lần" (!!!)
Hay là :
Một anh chàng người Nhật bản có cảm tình với Việt nam, anh ta quyết tâm học Tiếng Việt. Chẳng những thích biết tiếng Việt mà mục tiêu của anh ta là học tiếng Việt để dịch thơ tiếng Việt sang tiếng Nhật bản.
Với lòng quyết tâm cao, sau một thời gian anh ta đã có được tác phẩm đầu tay. Đó là bản dịch hai câu thơ:
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương..."
Anh ta vô cùng phấn khởi, liền đem ngay tác phẩm mới hoàn chỉnh nhờ một người bạn thân(người Việt Nam) đã ở Nhật rất lâu và nói chung là rất rành tiếng Nhật bản nhận xét. Để có lời bình luận chính xác cho tác phẩm đầu tay của bạn, người bạn Việt Nam đem bản dịch của bạn dịch lại thành tiếng Việt thì được kết quả không phải hai câu mà là ... bốn câu thơ như sau:
“Cuồng phong lay ngọn trúc,
Đổ xuống tà vẹt đường.
Vợ Trời đánh một hồi chuông,
Cháo gà húp vội, hóc xương mấy lần...”
Người bạn còn miệng ăn, hết miệng nói... Hóa ra anh bạn Nhật này cũng rất là chăm chỉ học tiếng Việt. Anh ta đã tra cứu từ điển Tiếng Việt và tìm ra được nghĩa của một số từ, đại loại như:
Gió = Cuồng phong ; Đưa = lay(lung lay) ; La = Đổ xuống ; Đà = Tà vẹt ; Thiên = Trời ; Mụ = Vợ ; Canh = Cháo ; Thọ = Hưởng, hóc.
Thành ra anh ta mới có một bản dịch “Tuyệt vời” như trên.
Đúng là “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” phải không các bạn?! Học Tiếng Việt không phải chuyện đùa, chưa nói gì đến chuyện dịch thơ T. Việt, phải không nào?!!!...
http://phocuongonline.com...3273%3B%26%237865%3Bp!
Mong chúng ta không như các dịch giả trên chuyển ngữ chuyện trên trời thành dưới đất .
Hôm qua tui vô hãng hỏi thử vài người bạn Mỹ làm chung. Đầu tiên mình đưa ra một ví dụ :
- Hây , man. Tui có một thắc mắc là , người Mỹ ít khi nói thành ngữ. You biết Maxim là gì không? Hông biết hả , thế còn chữ Proverb , Old sayings?
Ông bạn Mỹ cười toe toét gật đầu.
Tôi tiếp lời :
- You có biết người ta nói rằng : " Một con chim trong tay bằng hai con trong đám cây.
Hắn vừa nghe xong lắc đầu :
- You nói sai rồi. Hai con trong bụi rậm. A bird in your hand is worth two in the bush.
- Bụi cây hay bụi rậm giống nhau mà. Thế còn như câu thành ngữ Idiom , Trâu tìm trâu , ngựa tìm ngựa. You hổng hiểu hả? Ví dụ you trong băng đảng , tui cũng ở đó nên tìm nhau.
Hắn ta ngẫm nghĩ một lát :
- Ồ ! Người Mỹ tụi tao có câu : " Birds same the feather flocked together. " Chim cùng màu lông cánh thì tụ họp thành đàn với nhau.
Tôi lái câu chuyện về vần đề chính.
- Bây giờ có người hỏi tui , Sit Play Eat Water. Hổng hiểu hả ? Cái đó nguyên nghĩa là một người làm việc tà tà mà lãnh lương nhiều , làm ít mà ăn nhiều đó.
Hắn đưa ngón tay ra suỵt suỵt làm hiệu :
- You nói nhỏ một chút , xếp tao nghe được thì hổng khá. Kìa ! Mới nhắc mà hắn sắp mò tới.
Về nhà hỏi đứa con gái út đang học lớp 8. Nó nghe xong lắc đầu :
- Mỹ hình như không có câu này. Nhưng mà hồi nãy bố nói thí dụ như các bác sĩ làm ít lãnh lương nhiều. Hổng đúng đâu bố , họ từ bé học nhiều lắm. Work hard play hard.
- Là nghĩa gì hả con?
- Thì làm nhiều ăn nhiều đó bố.
Tôi mò vô trong trang Google tìm được vài thành ngữ. Trong đó có một đoạn Work a little earn a lot of money. Làm ít ăn nhiều , làm đâu ngủ đó , nó lấy mất cưa lấy gì mà kéo . Tôi tưởng nói về các ông thợ cưa cây , nào dè bấm vô nó hiện ra những hàng chữ nói về các ông realtor , bán nhà bán cửa .
Khi tôi viết những dòng này là lúc tôi sắp sửa bán nhà . Sau khi đi ở mướn chừng vài năm , năm 1994 vợ chồng tôi quyết định mua một căn nhà mới ở vùng đông bắc thành phố Fort Worth , nhà này xây năm 1959 tức là nhà đã cũ 35 năm . Chừng mười mấy năm sau khi đi một chuyến về Việt Nam bà nhà tôi chê nhà này trần thấp quá mặc dầu bà nhà tôi có với tay hay rán sức nhảy cũng không chạm tay tới trần nhà . Trần nhà chỉ có 8 feet tức là khoảng 2,43 mét . Tôi biết chắc như vậy bởi vì tôi là dân chơi bóng chuyền tài tử , khi nhảy lên để chắn để cản banh chỉ chạm tay tới đầu lưới mà thôi .
Nhà mới này thuộc thành phố Haltom , phía bắc thành phố Fort Worth xây năm 1999 . Trần nhà khá cao đến 10 feet hơn 3 thước . Nhà cũ mỗi lần thay bóng đèn chỉ cần kê một cái ghế là có thể thay được ngay , bây giờ phải dùng đến một cái thang dài . Nhìn bề ngoài coi cũng được , nhưng mảnh đất thì lại méo . Đầu bé đít to , theo các nhà phong thủy thì nhà này thuộc loại nở hậu , vận mệnh sau này làm ăn khấm khá . Nhìn từ góc chính diện hay trực diện gì đó (bird view ) nhà này có dạng hình thang , mà sau này khách tới mua chê bai đủ điều . Khi mua nhà này tôi nhỏ nhẹ nhắc chừng , bà nhà tôi bĩu môi : " Giời ơi ! Ông cứ tin vớ tin vẩn . Ông xem nhà bà bác của ông ở Ngả Ba Cây Quéo . Nhà mặt tiền thì to đít thì bé mà bác ông làm ăn khấm khá quá chừng .
Nhà này ở đường Blanco nằm ở một vị trí trong một cung hình tròn . Khi ông chuyên viên địa ốc dẫn tới coi nhà , bà nhà tôi nhìn qua là thích thú quá . Trần thì cao bếp thì rộng , vườn sau thừa thãi tha hồ trồng cây trồng rau dù rằng nó có méo mó lệch lạc đôi chút . Nhà này nghe nói của hai vợ chồng cảnh sát Mỹ . Họ ly dị nhau và vì thế ông chồng không đủ khả năng trả tiền nhà , nên bị nhà băng rồi quăng hết đồ đạc trong nhà ra ngoài đường . Nhà nói chung coi cũng được , chỉ cần sơn lại trong ngoài căn nhà . Thảm phải thay , Sàn nhà lót gỗ chủ cũ làm còn dở dang . Ông địa ốc cho lời khuyên : " Chú thím bỏ chừng vài ngàn là có cái nhà đẹp như mới . " Đến khi đặt cọc làm giấy tờ nhà băng đòi hỏi nhà phải sơn sửa , thay thảm bằng thợ chuyên môn . Công là 6500 đô la .
Bà nhà tôi ậm ừ , thôi cũng được chẳng đáng là bao . Sau đó kêu ông thanh tra thanh tre Mỹ gọi là inspector . Người này do ông T. địa ốc giới thiệu tới kiểm tra nhà chừng hơn một giờ đồng hồ , lấy tôi 300 đô . Báo cáo nhà vẫn rất tốt , chỉ cần thay thảm , sơn bên trong nhà , chỉnh lại cửa tự động ga ra và thay một cánh quạt của hệ thồng máy lạnh 2 tấn . Cánh quạt này thay chừng vài chục đô thôi . Thế là tôi về bẩm với bà nhà tôi .
Thế là tôi phải bỏ ra 6500 đô để thay thảm , sơn lại bên trong nhà và sửa lặt vặt vài thứ trong ngoài . Lại thêm 1000 đô đổi loại thảm tốt ở phòng khách , theo hợp đồng họ dùng thảm 6 đô một square yard (gần một thước vuông ) , bà nhà tôi muốn loại 35 đô một square yard . Khi kêu thợ điện lạnh tới thay cánh quạt của máy lạnh nhỏ , ông này là người Việt sau khi xem xét xong nói : " Anh An à , nhà này cái coil (ống dẫn làm lạnh ) của máy 5 tấn bị thủng rồi . "
Tôi cũng học về điện lạnh đến 6 tháng trời nhưng vì học mà không làm thì quên hết lời thầy dạy , thắc mắc hỏi lại : " Làm sao anh biết ? " Anh V. trợn mắt nhìn tôi : " Hôm bữa anh nói anh cũng là dân điện lạnh mà ? " Tôi cười cười không nói .
- Này nhé ! Anh có thấy những vết đen đen ở các lỗ thông hơi trên kia không ?
Tôi ngước nhìn lên trên trần nhà cao , qua các cánh có những vết thâm đen như màu khói xe mà tôi cứ tưởng là tại bụi bậm dính vào , chỉ cần dùng máy hút bụi quẹt quẹt mất cái là sạch bong .
- Vậy nếu thay cái coil đó bao nhiêu hả anh ?
- Loại đó thuộc máy Trane 5 tấn . Anh biết mà máy Trane mắc lắm ... à thôi tôi lấy anh hai ngàn đô chẵn .
Lòng tôi cảm thấy như có ai xát muối , bà nhà tôi biết được thế nào cũng mắng mỏ cho tôi một trận : " Tôi đã bảo ông gọi thơ inspector Mỹ xuống coi , ông lại kêu thợ Việt tới , cái gì cũng tốt cái gì cũng ô - kê , bây giờ thì ...
Khi trả tiền xong tôi xin cái hóa đơn , ông V. điện lạnh qua điện thoại cứ khất lần : " Em bận việc quá anh à ! " Qua vài ngày sau , thợ sơn sửa thay thảm xong , trả tiền đầy đủ . Hai ông thợ Mễ cười cám ơn rối rít và không quên trao cho tôi một tờ hóa đơn bằng giấy học trò viết nguệch ngoạc bằng vài dòng chữ tiếng Anh .
Tôi đi quanh xung quanh nhà , lòng tự nhủ : " Nhìn qua thì nó cũng giống như nhà mới , lần này chắc hẵn là an cư lạc nghiệp . Bà nhà mình đi Đức chơi vài tuần về chắc sẽ thích lắm . Thôi mình vô bên trong xem lại cái cánh cửa ga ra , lúc trước nó hơi méo . Mấy ông thợ Mễ này khéo thật ! Không biết làm cách nào họ sửa mà cho cánh cửa lên xuống thẳng băng ."
Tôi bấm cái control , cửa ga ra lên xuống được vài lần rồi tự nhiên méo , lệch nghiêng qua một bên .
- Chết cha !
Cái ga ra đôi co' một cái tấm bảng nhôm hay sắt gì đó to tổ chảng , nếu như nó hoạt động tốt , bạn chỉ cần giựt cái chốt gần động cơ trục kéo thì có thể nhắc lên nhắc xuống dễ dàng .Còn như nó lệch méo qua một bên thì vô phương . Tôi vốn là dân Hướng đạo có bằng hạng nhì bèn nghĩ cách tháo ra từng miếng . Thoạt tiên gỡ miếng dưới cùng rồi từ từ đến tấm gần cuối cùng mà cửa vẫn còn méo . Lúc đó gần 10 giờ tối khu nhà này không một bóng người qua lại để tôi xin giúp đỡ (help help ! ) . Đến công đoạn cuối cùng tôi mới nhìn qua hai bên cánh cửa ga ra , thì ra một bên bị sút dây cáp mà tôi không nhìn thấy . Đến bây giờ nhìn ba cái mảnh cửa đã được tháo ra và vì nó to và cồng kềnh khi tháo gỡ ra nó nhìn có vẻ hơi móp méo . Giờ này biết gọi ai , thợ chuyên môn sửa cửa ga ra đâu có làm việc . Thế là tôi gọi cho cậu con trai tới ráp lại . Hai cha con hì hục vài tiếng , dĩ nhiên cửa ga ra vẫn méo qua một bên như từ lúc vợ chồng tôi đi coi nhà và cánh cửa còn lõm ra lõm vào .
Qua ngày hôm sau gọi thợ đến . Ông này là người Mễ , nói tiếng Mỹ lưu loát :
_ Amigo ! Cánh cửa này phải thay , tiền công tiền đô tám trăm đô .
Tôi tái mặt , lần này chắc chết .
- Thế nếu thay luôn cả bộ vừa máy vừa cửa hết bao nhiêu ?
- Một ngàn đô cả thuế .
Tôi đành bấm bụng gật đầu . Dân thợ chuyên môn có khác . Một mình ông ta vừa tháo vất bỏ cánh cửa ga ra cũ , máy kéo cửa ga ra vừa thay cái mới chưa đầy bốn tiếng đồng hồ . Hắn không dùng thước đo , hay cục chì plummet để đo độ thẳng góc . Cứ nhắm nhắm rồi xiết ốc , chỉnh chỉnh vài cái lại xiết bù lon . Cánh cửa mới có khác , lên xuống chạy êm ru không giống như cái cánh cửa ga ra lúc trước chạy ầm ầm như xe tăng .
Thế là toi hết chục ngàn . Cái nhà bây giờ lên đến 140 ngàn mà nó vẫn là nhà cũ .
Sunday, October 9, 2011
Subscribe to:
Posts (Atom)