Thursday, January 1, 2009

Đền thờ vua Đinh và vua Lê

Đền thờ vua Đinh và vua Lê

Đường vào đền thờ vua Đinh ngoằn ngoèo qua các ngọn núi lởm chởm . Xe buýt ngừng bên một cái làng nhỏ (xã Ninh Giang , huyện Hoa Lư ) . Chúng tôi tới "tham quan" đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng . Ông trưởng đoàn nhắc nhở :
- Quí khách nhớ khi bước vào đền thờ coi chừng cái bục và coi chừng va vào đầu .

Khi bước qua cái bục gỗ chắn ngang cửa đền thờ , chúng tôi phải cúi đầu dòm chừng bước chân hụt hẫng kế tiếp . Trong đền thờ ánh sáng sáng lờ mờ .
- Người xưa thiết kế đền thờ này hay không quí khách , bước vào đây ngửng đầu lên và cúi xuống , như thể phải chào lạy vị Hoàng Đế đầu tiên của dân Việt .

Thông thường các đền thờ , cung điện được xây trên các nền đất đá cao ráo để tránh nước tràn vào ngập lụt làm hư hỏng các di tích bên trong . Các dinh thự Âu châu tầng chệt bao giờ cũng cao hơn các tầng trên , tầng cuối cùng thấp hơn là chỗ dành riêng cho nô bộc phục vụ .

Đền thờ vua Đinh bé nhỏ , có lẽ chỉ là gian nhà ngang lợp mái gạch nâu đỏ . Các cột kèo dù có sơn phết lại cũng không xoá được dấu vết cũ kỷ suy trầm theo năm tháng . Vị vua này đã từng được dân Việt so sánh với Tần Thủy Hoàng bên Trung Hoa , nhưng thời gian trị vì không được bao lâu (12 năm) thì bị Đỗ Thích , một hoạn quan ám sát vào năm Kỷ Mão 979 .

Về các truyền tích về Đinh Bộ Lĩnh chúng ta đã từng học và đọc qua . Nào là ông được nhà địa lý người Tàu chỉ cho long huyệt dưới sông Hoàng Long , nào là ông sinh ra bởi mẹ ông thụ thai với một con rái (dái) cá đầy vẻ thần thoại , nhưng tôi tin chắc việc ông nói dối với người chú rằng con trâu lặn xuống đầm sâu chỉ thò đuôi có thể có thật . Ở đây mưa nhiều , nước tụ lại thành đầm trũng , tràn qua thành sông . Bao bọc chung quanh các ngọn núi cao hiểm trở . Cỏ lau đuôi phất phới theo chiều gió mọc tràn lan . Du khách tản bộ đâu đây tưởng mình còn thời niên thiếu tụ tập với chúng bạn hò la vang trời trong trò chơi tập trận cờ lau .

Vài bà cụ già trong chiếc áo tứ thân nâu đã bạc màu ôm ru cháu ngủ trên chiếc võng bắc ngang qua hai thân cây bàng . Trước nhà bày vài cái bánh ngọt chai nước . Khách du lịch ghé ngang chỉ nhìn thoáng rồi hờ hững bước đi . Thường thường trên xe buýt lúc nào cũng có nước suối , khách ăn no bụng rồi mới đi chơi . Không thấy dáng các thanh niên nam nữ , có lẽ họ bỏ lên tỉnh thành kiếm công ăn việc làm tốt hơn chăng .

Đền thờ vua Lê Đại Hành gần đó . Nơi đây có tượng bà thái hậu Dương Vân Nga . Nét mặt bầu bĩnh , mắt bồ câu , da hồng hào . Dù lúc tạc hình vào tuổi trung niên nhưng có thể nhận ra lúc trẻ bà ta rất mỹ lệ thanh tú . Có sách cho rằng " Một điều rất độc đáo là bức tượng bà Dương Vân Nga có chiều sâu nội tâm thay đổi theo 3 góc nhìn khác nhaụ Nếu nhìn chính diện, ta thấy bà hiện lên như một bậc mẫu nghi thiên hạ, đoan trang, phúc hậu, hơi có vẻ nghiêm nghị, lạnh lùng. Nếu nhìn nghiêng theo bên phải (từ trong ra) bà hiện ra với khuôn mặt buồn bã, tựa như khi chứng kiến cảnh đất nước trước nguy cơ "nghìn cân treo sợi tóc". Còn nhìn nghiêng theo bên trái (từ ngoài vào) ta lại thấy khuôn mặt ấy đã thay đổi: gương mặt bà thanh thoát, tươi tắn hơn với nụ cười mỉm. Cái tài hoa của người tạc bức tượng là ở chỗ: vẫn là một con người nhưng nhìn từ những góc độ riêng ta sẽ thấy hiện lên ba gương mặt, ba tâm trạng khác nhaụ " Nhưng theo tôi mặt bà lúc nào cũng nghiêm trang , tươi tỉnh bên cạnh tượng vua Lê .

Bà là con ông Dương Thị Hiển quê ở vùng Như Quan, Ninh Bình (cũng có sách nói bà tên là Dương Thị Ngọc Vân, Dương Thị Lập ) rồi trở thành vợ Ðinh Bộ Lĩnh, nên sau khi chồng bị ám hại, để lại đứa con côi cút 6 tuổi kế nghiệp ngôi vua , Dương Vân Nga đã phải lo toan cáng đáng những khó khăn vượt quá sức mình. Sự nghiệp thống nhất đất nước vừa được ổn định , lại bị đe doạ từ nhiều phía . Bên ngoài từ phương Bắc nhà Tống sửa soạn đại binh xâm chiếm . Bên trong, các triều thần tranh chấp gay gắt có nguy cơ nổ ra nội chiến lớn. Bà là người có tầm nhìn xa thấy rộng, nhận rõ chỉ có Lê Hoàn người tình xưa đã từng cùng vai sát cánh với người chồng cũ của mình là người có khả năng giải quyết tình hình nghiêm trọng ấy . Trước bá quan văn võ bà tự mình khoác long bào lên cho Lê Đại Hành . Cũng vì vậy sau này Lê Đại Hành lên ngôi vua đã cưới bà làm vợ .

Có lẽ khi nhắc đến Dương thái hậu, không ít người biết đến giai thoại khi bà mới sinh thường hay khóc dạ đề (không đêm , khóc không ngừng nghỉ ) . Một hôm có lão đạo sĩ đi qua, ông lấy bút viết vào lòng bàn tay Vân Nga hai câu thơ và cô bé nhìn qua bèn câm miệng nín bặt: "Nín đi , hãy ngoan đi cháu bé ! Mai đây gánh cả đôi sơn hà ". Lời tiên tri của ông đạo sĩ ứng nghiệm vào việc bà lấy vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành.

Thoáng nghe có thể chúng ta tưởng rằng thật , nhưng xem lại thì một bé gái sơ sinh coi như năm sáu tháng , hay hơn một tuổi chăng nữa . Bàn tay cháu bé to bao nhiêu mà ông đạo sĩ viết lên nhiều chữ thế . Ngày xưa làm gì có bút bi bút nguyên tử hiện đại như giờ , viết lông một chữ đã đầy bàn tay .

- Quí khách biết không , tượng này dân làng họ cho quay mặt về đền thờ vua Đinh , cho bà còn tưởng nhớ đến người chồng cũ nên hay cúng vái hoa quả với đĩa thịt dê luộc thái chỉ .

Một bà du khách cùng đoàn với chúng tôi lẩm bẩm:
- Rỗi hơi . Sống không cho ăn , chết rồi cúng kiến chỉ tế ruồi thôi .

Một bà cụ tiến đến gần nhà tôi chào mua quạt giấy . Dù trên xe chúng tôi cũng có mấy cây rồi , nhưng thương tình nhà tôi định móc tiền ra cho mua giúp , bỗng đâu chừng sáu bẩy cụ già khác lon ton bước nhanh tới , bu lại . Bà nhà tôi sợ quá bèn kiếm cách thoát đi ra chỗ khác . Các cụ già sức yếu không theo kịp bèn giương mắt ngó nhau , rồi lẩm bẩm trong miệng .

Sử viết rằng Đỗ Thích nằm mơ thấy một vì sao rớt ngay vào mỏ , tưởng rằng mình sẽ làm vua nên ám sát Đinh Bộ Lĩnh và thái tử Đinh Liễn . Nếu như rớt vào trong miệng có lẽ được làm vua lâu hơn , nhưng đằng này ngôi sao chỉ mới đụng tới mỏ thôi nên đã bị các cận thần vua Đinh bắt và đem đi chém .

Nhưng theo một số sử gia cho biết . Đỗ Thích chỉ là một quan nội thị không vây cánh trong triều đình nhà Đinh . Trong khi đó triều thần đều do Nguyễn Bặc , Lê Hoàn , Đinh Điền nắm trọng quyền bên văn cũng như bên võ . Khi đó trong triều đình nhà Đinh có ba hoàng tử Đinh Liễn , Đinh Toàn và Đinh Lang . Đinh Lang là út mới được bốn tuổi có thể còn đang bú sữa mẹ được Đinh Tiên Hoàng thương yêu phong làm thái tử . Đinh Liễn là con trưởng đem lòng ghen ghét sai người giết em . Biết thế Đinh Tiên Hoàng vẫn không xử phạt Đinh Liễn , vẫn có ý định để cho Đinh Liễn nối ngôi . Sự kiện này có thể cho Dương Vân Nga tức giận , cho rằng nếu như Đinh Liễn lên làm vua , sẽ đem bà ra hành hình . Vì thế bà cùng với Lê Hoàn ra tay trước . Tháng 10 năm 979 , biết rằng hai cha con vua Đinh đang nhậu thịt dê , nghiêng ngả bàn chuyện chính sự , họ toan tính hành thích ngay . Có giả thuyết cho rằng Đỗ Thích tình cờ có mặt khi đội quân ám sát tràn ngập vào cung đình , ông ta thấy nguy bèn bỏ trốn . Ba ngày sau bị bắt và bị xử quyết với tội danh ám sát vua Đinh và Đinh Liễn .

Theo lời giải thích của một số nhà sử học , một trong những nguyên nhân khiến nhà Tống đem quân xâm lược nước Đại Cồ Việt chính là do Đinh Liễn, người đã qua lại cống hiến với nhà Tống và được chính vua Tống phong chức, bị giết hại . Việc phong chức cho Liễn cho thấy nhà Tống công nhận chức vị của Liễn. Đây chỉ là cái cớ , với danh nghĩa trừng trị kẻ phản nghịch, nhà Tống phát binh. Sau này Lê Hoàn đã thành công trong cuộc chiến đấu chống quân Tống đã khiến người dân tha thứ cho ông hoặc có thể sử viết theo chính ý của nhà vua lúc bấy giờ .

Cũng có thuyết cho rằng Đỗ Thích là người con của ông thầy bói người Tàu năm xưa chỉ cho Đinh Tiên Hoàng biết huyệt quí nằm vùng bên cạnh , giết cha con nhà vua để làm rối loạn triều cung . Giả thuyết này không đủ sức thuyết phục . Hai cha con vua Đinh bị giết vào tháng 10 năm 979 , Lê Hoàn sau khi dẹp các loạn do các trung thần nhà Đinh , lên ngôi vào tháng 7 năm 980 . Mãi đến tháng ba năm 981 nhà Tống mới đem quân sang xâm chiếm . Nếu như đã có chuẩn bị trước âm mưu giết Đinh Tiên Hoàng , quân Tống sẽ chực sẵn ở biên giới , chờ tin sẽ đem đại quân đánh bất ngờ . Nhưng theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư , vua Đinh bị hại vào tháng 10 năm 979 . Đến tháng 6 năm 980 tri huyện Ung Châu là Hầu Nhân Bảo dâng biểu xin vua Tống nên đánh nước Đại Cồ Việt và từ đó nhà Tống mới chuẩn bị quân binh .

(Theo sử : Dương Vân Nga, sử cũ chép là Dương Hậu (Hoàng hậu họ Dương) Theo truyền ngôn, thân phụ bà là Dương Thế Hiển, quê ở thôn Nga My, xã Gia Thuỷ (huyện nho Quan) quê mẹ ở thôn Vân lung, xã Gia Vân ( huyện gia Viễn) tỉnh Ninh Bình, sinh thời, cha mẹ chỉ gọi bà là Dương Nương ( cô gái họ Dương), sau khi vào cung Hoa Lư, được gọi ghép tên làng cha với tên làng mẹ thành Vân – Ngạ Nhân dân địa phương gọi là Dương Vân Ngạ

Năm Giáp Tuất (974), Dương Vân Nga sinh Hoàng thứ tử Đinh Toàn. Lên 5 tuổi, Đinh Toàn được vua cha phong là Vệ Vương . Đêm rằm Trung Thu năm 979, Đại Thắng Minh hoàng đế và Nam Việt Vương Đinh Liễn bị Nội nhân Đỗ Thích giết hạị Triều thần tôn Vệ Vương Đinh Toàn lên ngôi Hoàng đế, tôn Dương Vân Nga làm Hoàng Thái Hậu . Đinh Toàn lúc này mới lên 6 tuổị Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn được Dương Thái hậu chọn làm Nhiếp chính, sau lại tự xưng là Phó Vương. Định Quốc Công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền và Tướng quân Phạm Hạp ngờ Lê Hoàn chiếm ngôi nhà Đinh. Mới cùng nhau hội binh, chia hai đường thuỷ bộ từ Ái Châu (Thanh Hoá) kéo về Hoa Lư hỏi tội Lê Hoàn, Dương Thái Hậu thấy vậy, lo ngại bảo Lê Hoàn rằng: “Bọn Bặc dấy quân khởi loạn, làm kinh động nước nhà, vua còn nhỏ yếu, không đương nổi hoạn nạn, bọn ông mưu tính thế nào, chớ để sinh tai hoạ về saụ Lê Hoàn mới chỉnh đốn binh mã, đánh bại Nguyễn Bặc, Đinh Điền. Biết Kinh thành Hoa Lư có biến, phò mã Ngô Nhật Khánh dẫn hơn một nghìn chiến thuyền quân Chiêm Thành tiến đánh nước tạ ở biên giới phía Bắc. giặc Tống lợi dụng tình hình đại Cồ Việt rối ren, đang chuẩn bị cất binh xâm lược nước tạ

Thái Hậu Dương Vân Nga sai Lê Hoàn chọn tướng sĩ để chống cự, lại cử Phạm Cự Lượng làm Đại tướng tiên Phong. Khi đang chuẩn bị cất binh , Phạm cự Lượng cùng các tướng mặc đồ nhung phục, đi thẳng vào triều đường, bảo mọi người rằng: “ thưởng ngưòi có công, giết kẻ không theo mệnh lệnh, là kỷ luật hành quân. Nay Chúa Thượng trẻ thơ, chúng ta dù hết sức liều chết chống kẻ địch bên ngoài, may lập được chút công thì ai biết cho ? Chi bằng trước hãy tôn Thập đạo Tướng quân làm Thiên tử, rồi sau sẽ đem quân đi đánh thì hơn!” Quân sĩ nghe nói thế đều hô “ vạn tuế” thái hậu nghe nói vậy sai hữu Ty đem đủ nghi trượng rước Hoàn vào cung, lấy áo rồng khoác lên mình Hoàn, khuyên Hoàn lên ngôi Hoàng đế”.

Hành động này của Dương thái Hậu bị các đại thần trung thành với nhà Đinh chống lại quyết liệt. Các nhà nho phong kiến và dư luận, kể cả sau này hết sức chỉ trích. Song, trong tình thế đất nước lúc đó hết sức cấp bách bởi nguy cơ xâm lược của nhà Tống đã hiện ra trước mắt, Dương Thái Hậu đã có cái nhìn vô cùng sáng suốt, đặt lợi ích dân tộc và quốc gia lên trên lợi ích dòng tộc, chọn Lê Hoàn là một thống soái quân đội, dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, có khả năng tập hợp và tài năng chỉ huy quân dân ta lúc đó đương đầu với quân xâm lược, loại bỏ được nguy cơ mất nước.

Năm 981, cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi, Dương Vân Nga đón Lê Hoàn chiến thắng trở về ở Bến Ngự ( sông Van Sàng, nay thuộc thành phố Ninh Bình).

Năm Nhâm Ngọ (982), Lê đại Hành lập Dương Vân Nga là Đại Thắng Minh Hoàng hậu, là một trong năm hoàng hậu của vua Lệ
Năm Canh Tý (1000), Hoàng hậu Dương Vân Nga qua đờị
Hiện nay, đền thờ Lê Hoàn ở Trường Yên (Hoa Lư), đền vua Đinh, vua Lê ở Trung Trữ (Ninh Giang, Hoa Lư) và đền làng Bách Cốc (xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đều có tượng Dương Vân Ngạ Tượng bà ở đền Lê Đại Hành( trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình) gọi là Bảo Quang Hoàng Thái Hậụ )

Dù sai hay đúng các vị đó đều ngồi ngay ngắn trong các đền thờ , rất xứng đáng được thờ phượng bởi có công gìn giữ được non sông gấm vóc đến ngày nay .

1.1.2009

No comments:

Post a Comment